(ĐSPL) - Các nhân viên ở thư viện trường Đại học Cambridge đã hoài nghi, dự đoán về những gì họ thấy khi lật mở những trang sách của cuốn sách in màu cổ nhất thế giới, và cuối cùng nội dung của cuốn sách đã được khám phá.
Cuốn sách in màu đầu tiên trên thế giới. |
Nhưng khi giây phút đó xảy đến, phản ứng của họ lại vô cùng kinh ngạc: “Điều khiến chúng tôi kinh ngạc đó là những hình ảnh vô cùng tươi tắn, như thể chúng chưa bao giờ được nhìn thấy trong hơn 300 năm vậy”, Charles Aylmer - Vụ trưởng về trung hoa học tại thư viện cho biết.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng bản sao của chúng tôi không chỉ còn ở tình trạng nguyên sơ mà rất đầy đủ.”
“Đầy đủ” có nghĩa là 138 trang với những bức vẽ và phác thảo nhiều màu kiệt xuất của 50 nghệ sĩ và nhà thư pháp khác nhau. Những bản in cá nhân bao gồm nhiều thang độ màu sắc giống như màu nước thật khó tin này đều được tạo ra hơn nhiều thập kỷ qua, sau đó được biên tập thành một quyển sách khi đã đủ số lượng, Aylmer giải thích.
Manh mối về quyển sách này là những bản sao chép một phần sau này của cuốn sách, Shi zhu zhai shu hua pu, một cuốn sách chịu ảnh hưởng của thư pháp và hội họa do những nhà in ấn Ten Bamboo Studio ở Nam Kinh, Trung Quốc làm ra vào năm 1633. Nhưng bản sao chép đầu thế kỷ 17 này là phiên bản sớm nhất còn lại, và cũng là “duy nhất đầy đủ, hoàn hảo và vẫn giữ được bìa sách như nguyên bản.”
Cuốn sách đã được cất giữ trong “tầng hầm an toàn nhất của thư viện”, Aylmer nói. Bìa sách “con bướm” của nó – một kỹ thuật truyền thống của Trung Quốc mà trong đó các trang sách chỉ được in một mặt và sau đó được dán lại với nhau – được cho là quá mỏng manh đến mức có thể dễ dàng nhìn vào bên trong.
Quá trình làm việc chăm chỉ hơn 14 ngày của những người thợ máy có kinh nghiệm nhất trong thư viện, họ cẩn thận lật từng trang sách để tìm hiểu những bí mật của nó và nghiên cứu riêng từng tác phẩm.
“Cuốn sách không có bất cứ tổn hại nào trong quá trình này”, Aylmer nói, và bây giờ nó đã được đưa trở về vị trí an toàn của nó trong căn hầm.
Kết quả là một tập hợp các hình ảnh cho phép ai cũng có thể khám phá đầy đủ đã được thư viện đưa lên trang web vào tháng trước.
Nó được làm như thế nào?
Aylmer tiết lộ cách thức cuốn sách được tạo ra:
Những hình ảnh trông giống như những bức tranh màu nước nhưng thực chất, chúng là kết quả của một quá trình in khắc gỗ tinh xảo.
Bức tranh gốc của nghệ sĩ được dán mặt sau vào một khối gỗ mịn như “gỗ lê, chà là hay một số loại gỗ tốt khác,” Aylmer nói.
“Những phần trống được đục bỏ đi một cách cẩn thận, tỉ mỉ, để lại một bức hình nổi ngược được bôi mực vào và in.”
Nếu cần nhiều màu thì người ta sẽ chuẩn bị nhiều khối gỗ và hình ảnh được in nhiều loại mực khác nhau.
Kỹ thuật này được gọi là “thuật khắc gỗ nhiều màu”, hoặc “douban”. Nó được phát minh bởi họa sĩ, nhà in ấn Hu Zhengyan (1584 – 1674), người sáng lập Ten Bamboo Studio. Và cuốn sách này là cuốn sách in khắc gỗ nhiều màu đầu tiên.
Nó có thực sự là một quyển sách giáo khoa cho người học không?
Cuốn sách phức tạp này thực sự được cho là một quyển sách để giảng dạy, Aylmer nói. Cuốn sách cung cấp “các mô hình của tác phẩm” và hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật dùng bút lông vẽ, “đặc biệt là trong cuốn sách về các loài lan.”
Nhưng với vẻ đẹp phi thường của nó ngay từ đầu, nó đã có một vị trí lớn hơn: “Tất nhiên nó có thể là, và đã luôn luôn được thưởng thức đơn thuần như một tác phẩm nghệ thuật,” ông nói.
Bằng cách nào mà nó được mang từ Nam Kinh đến Cambridge?
Cuốn sách này thuộc sở hữu của George Evans Moule, ông đến Trung Quốc năm 1858, tốt nghiệp trường Đại học Cambridge như một người truyền giáo Anglican, Aylmer giải thích. Moule đã trở thành giám mục đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1880.
Sau cái chết của ông, cuốn sách được con trai ông, Arthur Christopher Moule - sinh ra ở Trung Quốc và đã trở thành giáo sư của về trung quốc học ở Đại học Cambridge năm 1933 - trao cho thư viện trường.
Đây có phải là bắt đầu cho sự bùng nổ trong ngành in màu?
Cuốn sách đã có ảnh hưởng sâu sắc và có giá trị to lớn, đặc biệt là ở Nhật Bản, nơi có sự phát triển vượt bậc trong ngành in, Aylmer giải thích, nhưng kỹ thuật này “quá tinh tế và phức tạp nên nó không được phổ biến.”
Quốc Việt(theo CNN)
[mecloud]e19vlL6rAu[/mecloud]