+Aa-
    Zalo

    Bí kíp uống nước để chữa bệnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chúng ta đều biết cơ thể con người cần rất nhiều nước và hàng ngày mỗi người cần uống từ 2 - 2,5 lít nước, nhất là những ngày nắng nóng.

    Chúng ta đều biết cơ thể con người cần rất nhiều nước và hàng ngày mỗi người cần uống từ 2 - 2,5 lít nước, nhất là những ngày nắng nóng.

    Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, uống nước đúng cách vừa đảm bảo được sức khỏe, vừa hỗ trợ chữa được một số bệnh. Vậy cách uống nước chữa bệnh như thế nào?

    Bí kíp uống nước chữa bệnh

    Chữa cảm, cần uống nhiều nước hơn bình thường

    Khi bạn bị cảm mạo, bác sĩ thường nhắc bệnh nhân: Hãy uống nhiều nước vào. Đây là chỉ định rất tốt cho người bị cảm. Bởi vì khi bạn bị cảm, thường kèm theo sốt, lúc này phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ là tự giảm nhiệt độ, bằng cách: đổ mồ hôi, hô hấp nhanh, lượng nước trên da bay hơi nhiều hơn... Khi đó đòi hỏi bổ sung một lượng lớn nước vào cơ thể, nên phản xạ “khát nước” sẽ xuất hiện. Bạn nên uống nhiều nước. Lợi ích ở đây là uống nhiều nước không những thúc đẩy việc tiết mồ hôi và bài tiết nước tiểu, mà còn có lợi cho việc điều hòa thân nhiệt, nhanh chóng bài trừ virut gây bệnh ra khỏi cơ thể. Như vậy, uống nhiều nước khi cảm cúm kết hợp với uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cách giúp bạn nhanh khỏi bệnh và giảm mệt mỏi.

    Chữa đau dạ dày, nên ăn cháo loãng

    Người bị bệnh đau dạ dày thì nên ăn cháo loãng. Nhiệt độ khi nấu cháo cần duy trì trên 60 độ C, vì ở nhiệt độ này làm cho cháo sánh lại. Cháo ninh nhừ đã sánh lại, ăn vào bụng rất dễ tiêu hóa nên rất tốt cho những người có bệnh dạ dày. Ăn cháo loãng là một cách uống nước rất khoa học vì trong cháo có chứa nhiều nước, có tác dụng nhuận tràng, tạo điều kiện thuận lợi đẩy những chất có hại trong dạ dày và đường ruột ra khỏi cơ thể. Cách uống nước này kết hợp với việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh.

    Bí kíp uống nước chữa bệnh
    Ăn cháo loãng vừa chữa đau dạ dày, vừa là một cách uống nước rất khoa học làm nhuận tràng, sạch ruột.

    Chữa táo bón, uống nhiều nước

    Ở góc độ bệnh học, nguyên nhân gây nên táo bón nói đơn giản là gồm 2 loại: một là cơ thể bị thiếu nước, hai là đường tiêu hóa không có khả năng bài tiết. Như vậy, theo nguyên nhân thứ nhất thì bệnh nhân phải uống nhiều nước. Theo nguyên nhân thứ 2 thì cách giải quyết hiệu quả là uống nước từng ngụm to, động tác nuốt nhanh, làm như vậy nước có thể nhanh chóng kích thích nhu động ruột thúc đẩy bài tiết. Ở kỹ thuật này, bạn cần lưu ý là không nên uống từng ngụm nhỏ, vì uống như vậy tốc độ nước chảy chậm, nước dễ được hấp thu vào máu và gây ra tiểu tiện, chứ không phải đại tiện.

    Chữa buồn nôn, uống nước muối thúc nôn

    Buồn nôn xuất hiện khi ăn những thức ăn không thích hợp hoặc bị ngộ độc thức ăn. Khi gặp trường hợp này, bạn không nên sợ phải nôn, bởi vì chỉ có nôn ra mới có thể giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều và tránh được bệnh nặng. Khi đó nếu bạn cảm thấy rất khó nôn ra thì uống cốc nước muối nhạt để thúc nôn. Bạn cần pha 1 cốc nước muối nhạt (tốt nhất là nước muối sinh lý 9\%o) uống vài ngụm lớn sẽ buồn nôn và nôn ra hết. Sau khi đã nôn sạch, bạn có thể dùng nước muối đó để súc miệng, có tác dụng tiêu viêm. Nước muối nhạt vừa có tác dụng điều trị tình trạng mất nước sau khi nôn, vừa là chất dịch bổ sung nước rất tốt, có thể giúp bạn vượt qua trạng thái suy nhược.

    Chữa ho, uống nước nóng

    Khi bị ho, có đờm, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khó khạc đờm ra... Cần làm gì lúc này? Rất đơn giản, bạn chỉ cần uống nhiều nước hơi nóng. Bởi nước nóng có thể làm loãng đờm, làm cho đờm dễ khạc ra ngoài. Khi bạn uống nhiều nước sẽ tăng lượng nước tiểu, có thể thúc đẩy bài tiết những chất có hại ra khỏi cơ thể. Uống nước nóng còn có thể dẹp bỏ được tình trạng xung huyết của khí quản làm cho tần suất ho cũng giảm đi. Đương nhiên là bạn phải uống thuốc chữa ho theo chỉ định của bác sĩ và uống nước nóng sẽ mau khỏi bệnh hơn.

    Chữa phiền muộn, uống nhiều nướccó tác dụng lợi tiểu

    Trong cơ thể, kích thích tố, nói đơn giản là được chia làm 2 loại: một loại sinh ra khoái cảm, một loại sinh ra buồn phiền. Chất endorphin sinh ra trong não được gọi là “hormon hạnh phúc”, còn sinh ra bởi tuyến thượng thận thì được gọi là “hormon phiền muộn”. Khi chúng ta ở trạng thái đau khổ phiền muộn, hormon tuyến thượng thận sẽ tăng cao, nhưng nó cũng có thể bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.

    Một trong những cách để đưa được nó ra ngoài cơ thể chính là uống nhiều loại nước có tác dụng lợi tiểu. Uống nhiều nước loại này, nước được hấp thu vào máu, khối lượng tuần hoàn tăng lên, lượng nước được lọc qua thận cũng tăng lên, kết quả là bạn đi tiểu nhiều và chất kích thích tố gây phiền muộn cũng nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Bạn sẽ mau hết phiền muộn, dễ chịu, lạc quan yêu đời hơn. Nước có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt mùa hè là: nước chè tươi, nước râu ngô, nước sắc cây bông mã đề, nước mía, nước dừa...

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bi-kip-uong-nuoc-de-chua-benh-a38469.html
     “Thầy lang” chữa bệnh bằng...chân

    “Thầy lang” chữa bệnh bằng...chân

    Với bài thuốc gia truyền kết hợp cùng cách chữa bệnh dùng chân đạp vào chỗ đau của người bệnh, một “thầy lang” khẳng định mình có thể chữa được nhiều bệnh

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
     “Thầy lang” chữa bệnh bằng...chân

    “Thầy lang” chữa bệnh bằng...chân

    Với bài thuốc gia truyền kết hợp cùng cách chữa bệnh dùng chân đạp vào chỗ đau của người bệnh, một “thầy lang” khẳng định mình có thể chữa được nhiều bệnh