+Aa-
    Zalo

    Bật mí chiêu dạy con không dùng đến đòn roi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Người xưa thường nói rằng “thương con cho roi cho vọt”, tuy nhiên, đó không phải là cách dạy con lý tưởng thời nay. Bởi bạn càng đánh, trẻ càng hung hăng,...

    (ĐSPL) – Người xưa thường nói rằng “thương con cho roi cho vọt”, tuy nhiên, đó không phải là cách dạy con lý tưởng thời nay. Bởi bạn càng đánh, trẻ càng hung hăng, tìm cách đối phó bằng những hành vi xấu. Vì vậy, hãy sử dụng biện pháp dạy con “không cần dùng đến đòn roi” theo gợi ý sau.

    Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nếu bố mẹ càng dùng đòn roi dạy con tức là dạy trẻ thói hung hăng, bạo lực để giải quyết vấn đề. Không chỉ vậy, trẻ thường xuyên bị đánh đòn thường tự ti, dễ bị trầm cảm khi lớn lên.

    Một số lưu ý sau cha mẹ cần biết để giữ bình tĩnh, dạy con:

    Giữ bình tĩnh

    Nếu cảm thấy quá tức giận, không thể kiểm soát và muốn đánh con hãy nhanh chóng tạm rời xa con. Bạn có thể ra ngoài hít thở không khí, nghe nhạc, lấy lại bình tĩnh. Trong lúc đó, biết đâu bạn sẽ tìm ra một giải pháp hữu ích dạy con mà không dùng tới bạo lực.

    Bật mí chiêu dạy con không dùng đến đòn roi

    Ngoài ra để giữ được bình tĩnh, cha mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để không vì mệt mỏi, kiệt sức mà đánh mắng con.

    “Thời gian phạt”

    “Thời gian phạt” là một biện pháp khá hiệu qảu nếu bạn là một người kiên nhẫn. Nếu bé nghịch ngơm hay làm gì đó không đúng, bạn sẽ phạt con một khoảng thời gian ngồi im và suy ngẫm những gì mình là. Hãy nói cho bé biết thời gian phạt là bao lâu.

    Tuy nhiên, nếu là trẻ bướng bỉnh thì biện pháp này có thể sẽ gặp khó khăn. Lúc này bạn càng cần phải bình tĩnh và ra tuyên bố tăng mức “thời gian phạt” nếu bé tiếp tục phạm lỗi. Một số chuyên gia gợi ý nên phạt 1 phút cho mỗi độ tuổi như, với trẻ 4 tuổi là 4 phút.

    Tạm thu đồ chơi

    Đôi khi trẻ nghịch ngợm vì những thứ xung quanh quá hấp dẫn hoặc có thể bé đang chán với những đồ chơi của chúng. Hãy cố gắng chuyển hướng chú ý của con đến một cái gì đó tích cực hơn.

    Chẳng hạn, nếu bé thường dùng bua đập đồ chơi, hãy chuyển đồ chơi đó đến nơi bé không thể với được. Bằng cách đó bạn sẽ ngầm cho hiểu, nếu không phá phách, con sẽ được lấy lại đồ chơi.

    Nghiêm khắc vừa đủ

    Cha mẹ thường dễ đánh con nếu bé làm trái ý. Một giải pháp cho tình huống này là bạn hãy cúi xuống ngang tầm con, nhìn vào mắt bé, chạm vào bé và nói một câu ngắn gọn để con hiểu mình đã sai và không nên làm vậy nữa.

    Cho con lựa chọn

    Cho con lựa chọn là giải pháp thay thế hiệu quả với việc đánh đòn. Nếu cảm thấy con đang nghịch thức ăn trên bàn, bạn cần hỏi bé: “Con muốn ngừng ném thức ăn hay muốn rời khỏi bàn?”. Nếu con còn nghịch, bạn hãy yêu cầu bé rời khỏi bàn, sau đó nhắc lại bé có thể quay lại bàn nếu không ném thức ăn nữa.

    Làm việc nhà

    Đây là một cách phạt hiệu quả khi bạn có được “một công đôi việc”, vừa giáo dục con vừa dạy con làm việc nhà. Con cũng có thể học được về trách nhiệm của bản thân với gia đình và việc làm sai trái.

    Bật mí chiêu dạy con không dùng đến đòn roi

    Chẳng hạn, bạn phạt con phải lau hết vết bẩn trong nhà khi bắt gặp con vẽ bậy trên tường. Sau một thời gian chịu phạt như vậy, chắc chắn lần sau bé sẽ không tái phạm nữa.

    Rút lui đúng lúc

    Khi cáu giận, các bé cũng sẵn sàng “tuyên chiến” với cha mẹ. Trong tình huống căng thẳng này, tốt nhất cha mẹ nên rút khỏi “chiến sự” ngay lập tức nhưng không rời đi một cách nhu nhược hay giận dữ mà cần bình tĩnh nói: “Mẹ sẽ ở phòng bên cạnh cho đến khi con hết giận thì thôi”.

    Thông báo trước cho bé

    Bé cứng đầu có thể do một phần lỗi từ phụ huynh. Các bé có thể “nổi cơn tam bành” khi không hiểu rõ hoặc cảm thấy bị cha mẹ ép buộc. Thay vì ép bé rời khỏi khu trò chơi, bạn nên nhắc nhở bé là chỉ được chơi khoảng 5 phút nữa là phải đi về. Điều này giúp bé có thời gian hoàn thành nốt trò chơi còn dang dở.

    Phớt lờ

    Với một số hành vi không đúng của con chỉ cần bạn phớt lờ đi, như chưa biết gì là được. Điều này thực sự hiệu quả hơn với những trẻ ít tuổi.

    Chẳng hạn, khi con cố gắng nói chuyện với bạn bằng một giọng mè nheo, bạn hãy giả vờ như không nghe thấy con nói gì. Khi nào bé hết rên rỉ, bạn sẽ nói: "Ồ, con vừa nói chuyện với mẹ hả, nhưng tai mẹ không nghe thấy gì mỗi khi con mè nheo như vậy đâu”. Cách thức này cũng hiệu quả này khi nào bé la hét và tỏ ra giận dữ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bat-mi-chieu-day-con-khong-dung-den-don-roi-a69657.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan