+Aa-
    Zalo

    Ấn Độ: Hồ nước sủi bọt trắng xóa tự bốc cháy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hồ Bellandur là hồ rộng nhất và cũng ô nhiễm nhất của thành phố Bangalore (phía Nam Ấn Độ). Chỉ cần một điếu thuốc cháy dở ném xuống hồ có thể khiến bọt nước bốc cháy.

    Hồ Bellandur là hồ rộng nhất và cũng ô nhiễm nhất của thành phố Bangalore (phía Nam Ấn Độ). Chỉ cần một điếu thuốc cháy dở ném xuống hồ có thể khiến bọt nước bốc cháy.

    Người dân thành phố Bangalore, phía Nam Ấn Độ đang vô cùng hoang mang vì một hiện tượng lạ xảy ra trên một hồ nước. Dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, một phần của thành phố Bangalore vẫn như được phủ tuyết. Song đó không phải tuyết đích thực, mà là một loại bọt độc tràn ra từ hồ nước ô nhiễm, theo Dân Trí.

    Hồ Bellandur rộng nhất thành phố với diện tích 9.000 mẫu Anh, cũng là hồ ô nhiễm nhất. Trong nhiều thập kỷ, hồ là nơi chứa nhiều chất thải, hóa chất chưa được xử lý. Mỗi khi trời mưa, hồ lại sủi bọt giống như một lớp xà phòng dày. Bọt này chứa các chất thải như dầu, mỡ, chất tẩy, đôi khi chúng bắt lửa, biến hồ nước thành điểm tham quan hiếm có trên thế giới - hồ bốc cháy.

    Hồ Bellandur tự dưng bốc cháy là hiện tượng lạ khiến người dân lo lắng. Ảnh Debasish Ghosh.

    Nhiều người dân địa phương đang dần trở nên mất bình tĩnh với các hiện tượng thiên nhiên. "Mỗi khi trời mưa, nước đổ vào hồ, bọt không ngừng tăng cao và trở nên nguy hiểm", Visruth, môt người dân sống cách hồ 30 mét cho biết. "Bọt làm hạn chế tầm nhìn và mùi bốc lên thì thật kinh khủng. Ô tô xe đạp đi qua đây thậm chí bị vùi trong bọt".

    Đối với Mohammad Attaulla Khan, một người dân lớn lên ở vùng hồ này, cảnh hồ cháy hồi tháng Năm năm nay sẽ thành ký ức khó quên. "Không phải ngày nào ta cũng gặp một cái hồ bắt cháy. Đã đến lúc con người nơi đây cần hiểu ra, chúng ta đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng".

    Đây là hồ lớn nhất và ô nhiễm nhất ở thành phố Bangalore, Ấn Độ. Ảnh Debasish Ghosh.

    T.V. Ramachandra, một trong những nhà khoa học môi trường hàng đầu trong thành phố, người dân đã nộp báo cáo lên chính quyền địa phương vào tháng 6 sau sự kiện hồ bốc cháy. Báo cáo này lý giải sự hình thành bọt nước từ dòng chất thải chưa qua xử lý trong thời gian mưa lớn và gió to. Ramachandra cũng nhấn mạnh một điếu thuốc cháy dở ném xuống hồ có thể khiến bọt nước bốc cháy.

    Với dân số tăng gần gấp đôi lên 10 triệu người trong hai thập kỷ qua, giới chức địa phương không thể quản lý nạn ô nhiễm đi kèm theo sự tăng trưởng. "Những đối tượng gây ô nhiễm đang có lợi thế bởi cơ quan làm luật còn yếu kém và không đủ nguồn lực. Chúng tôi đã phải trả giá trong suốt 40 năm qua. "Bangalore từng được mệnh danh là "thành phố nghìn hồ" nhưng nay đã trở thành "vùng đất nghìn thùng rác".

    Hồ Belladur rất dễ bắt lửa. Ảnh NDTV.

    Hồ Bellandur chịu bất lợi lớn khi nằm ở cuối vùng hồ phía nam thành phố. Mỗi ngày, hồ tiếp nhận hơn 490 triệu lít nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để từ các hộ gia đình và khu công nghiệp trên toàn thành phố. Theo báo cáo, lớp bọt trên mặt hồ năm nay dày hơn và nặng mùi hơn so với các năm trước, ghi nhận từ VnExpress.

    Lớp bọt cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tiếp xúc với nó. Sau khi Ramachandra và các sinh viên thuộc Viện Khoa học Ấn Độ dành một buổi chiều để thu thập mẫu bọt, họ bị phát ban nặng. Cư dân địa phương sống gần hồ thường có triệu chứng đau đầu, chóng mặt và đau bụng, nhiều khả năng do nguồn nước ô nhiễm.

    Theo Chất lượng Việt Nam

    Xem thêm video:

     [mecloud]Lcmiaqd7p2[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-do-ho-nuoc-sui-bot-trang-xoa-tu-boc-chay-a113945.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.