+Aa-
Zalo

Ấn Độ đối mặt với khủng hoảng năng lượng sau tháng nóng nhất lịch sử

  • DSPL

(ĐS&PL) - Mùa hè nắng nóng thiêu đốt và tình trạng thiếu hụt than đá trầm trọng đang gây mất điện diện rộng tại Ấn Độ, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng mới làm ảnh hưởng nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này.

Nhu cầu sử dụng điện tăng vọt đã khiến các bang trong đó có Punjab và Uttar Pradesh ở miền Bắc và Andhra Pradesh ở miền Nam của Ấn Độ phải cắt giảm nguồn cung. Một số nơi đã phải cắt điện 8 tiếng khiến người dân phải chịu đựng sức nóng gay gắt hoặc tìm kiếm các phương án thay thế tốn kém hơn.

Chủ tịch Liên đoàn Kỹ sư điện toàn Ấn Độ, ông Shailendra Dubey cho biết, mặc dù tình trạng mất điện không phải là hiếm ở Ấn Độ, nhưng tình hình năm nay đặc biệt như một lời báo động về một “cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập”.

Tình trạng mất điện diễn ra do sự khan hiếm than - nhiên liệu hóa thạch chiếm 70% sản lượng điện của Ấn Độ - đang đe dọa làm trì trệ nền kinh tế 2,7 nghìn tỷ USD này.

800x 1
Người dân thủ đô New Delhi dùng vải để tránh nắng ngày 19/4. Ảnh: Getty Images

New Delhi vốn đang tìm cách khởi động lại nền kinh tế sau đợt suy giảm kỷ lục do  đại dịch COVID-19 gây ra . Thực tế này đã thúc đẩy lạm phát tăng cao, cùng lúc đó, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ đang phải vật lộn để kiềm chế giá năng lượng đang tăng vọt do cuộc xung đột của Nga và Ukraine.

Theo công ty tài chính Nomura Holding, các doanh nghiệp nhỏ và lớn, trong đó có các nhà sản xuất kim loại, hợp kim và xi măng, đang phải tiêu tốn nhiều chi phí năng lượng hơn trong bối cảnh thị trường nội địa và toàn cầu eo hẹp.

Trong một báo cáo nghiên cứu ngày 19/4, các nhà kinh tế dẫn đầu bởi Sonal Varma tại ngân hàng Nhật Bản đã viết: “Nhu cầu điện đã tăng vọt do việc mở cửa trở lại và thời tiết chuyển sang mùa hè, nhưng nguồn cung đã bị gián đoạn do gặp khó khăn về khâu vận chuyển than.”

Ấn Độ đang tìm cách quay trở lại mức tăng trưởng cả năm sau khi tổng sản phẩm quốc nội giảm 6,6% trong năm tính đến tháng 3/2021. Nhưng lạm phát toàn phần đã tăng lên mức cao nhất trong 17 tháng liên tiếp vào tháng 3/2022, cao hơn dự báo của ngân hàng trung ương 6% và gây ra nhiều khó khăn.

Trong khi nền kinh tế đang phục hồi thông qua các hoạt động trong sản xuất công nghiệp khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng đột biến, thì đợt nắng nóng cũng góp phần ảnh hưởng rõ rệt.

Nhiệt độ tiếp tục tăng cao ở nhiều nơi trên Ấn Độ, khiến cơ quan Dự báo thời tiết phải đưa ra cảnh báo về đợt nắng nóng. Theo Cục Khí tượng Ấn Độ, thủ đô New Delhi có nhiệt độ 108,7 độ F (42,6 độ C) vào ngày 20/4, trở thành ngày nóng nhất trong 5 năm qua. Mức nhiệt trung bình trên toàn quốc đạt gần 92 độ F (tương đương 33,5 độ C) trong tháng 3, mức cao nhất được ghi nhận kể từ khi các nhà chức trách bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1901.

Hoài Dương (Theo Bloomberg)

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/an-do-doi-mat-voi-khung-hoang-nang-luong-sau-thang-nong-nhat-lich-su-a534998.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Lãi suất LIBOR là gì?

Lãi suất LIBOR là gì?

Thị trường - Đầu tư14:28 28/03/2025

Hiểu một cách đơn giản, LIBOR là mức lãi suất mà các ngân hàng lớn trên thế giới sẵn sàng cho nhau vay vốn.

Nổi bật trong ngày
Vì sao cá kho ngon hơn khi nấu hai lửa?

Vì sao cá kho ngon hơn khi nấu hai lửa?

Đàn ông - Đàn bà06:31 30/03/2025

Kho cá hai lửa giúp thịt cá thấm gia vị sâu hơn, săn chắc mà vẫn mềm béo. Quá trình hâm lại còn làm nước kho sánh đậm, tạo hương vị đậm đà hấp dẫn.