Tại vùng đất nơi 70\% phụ nữ bị thiếu máu, người dân ví việc sinh con giống như “đánh cược với tử thần”.
Assam là một trong những bang nghèo nhất Ấn Độ, nơi có 70\% phụ nữ bị thiếu máu. Nơi đây mặc dù là nguồn cung cấp chè lớn thứ 6 thế giới nhưng lại có tỷ lệ người thiếu máu suy sinh dưỡng cao nhất Ấn Độ.
Khi đến mua thu hoạch chè, người lao động đổ ra khắp các đồn điền để thu hoạch. Mỗi người sẽ hái được khoảng 20kg mỗi ngày và kiếm về khoảng 1,5 USD (33.000 đồng)/ ngày. Ngay cả vào thời kỳ mang thai, người phụ nữ cũng phải đeo gùi trên lưng ra hái chè. Sức khỏe yếu, cùng với việc thiếu thốn cơ sở y tế, nhiều người phụ nữ tử vong vì biến chứng trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh. Chính vì thế, Assam là nơi có tỷ lệ các sản phụ tử vong sau sinh cao nhất Ấn Độ. Assam thậm chí còn được mệnh danh là vùng đất “các bà mẹ cứ sinh con là chết”.
Tuy nhiên, trước thực trạng đó, ngành y tế tại Ấn Độ lại không được đầu tư đúng mực. Tại những bệnh viện công, bệnh nhân nằm sõng soài trên sàn nhà, trên hành lang. Các y tá, bác sĩ chỉ đi khám và kiểm tra bệnh nhân 2 lần/ ngày. Nếu muốn được chăm sóc tử tế, các sản phụ có thể ra ngoài khám bệnh viện tư nhân nhưng cũng đồng thời phải chi trả rất nhiều tiền.
Các bệnh viện ở Assam thường chật chội, mất vệ sinh, thiếu bác sĩ, thiếu giường bệnh khiến bệnh nhân nằm dài ra ngoài hành lang và không được chăm sóc đầy đủ.
|
Nazreen Khatoon bị thiếu máu, thiếu sắt nghiêm trọng và không được chăm sóc đầy đủ khi vào bệnh viện công. Cuối cùng, gia đình Khatoon phải chi một khoản tiền lớn cho cô đi chữa ở bệnh viện tư nhân. |
|
Nazreen Khatoon nhăn mặt đau đớn trong lúc chữa bệnh viện tại bệnh viện công Tezpur. |
|
Nasuran Begham, 30 tuổi, đang bế con trong bóng tối khi nhà cô bị cắt điện. Cuộc sống nghèo khó khiến các bà mẹ không được chăm sóc đầy đủ. |
|
| Một gia đình Ấn Độ phải ngủ bên ngoài phòng bệnh sau khi người thân sinh con tại bệnh viện Tezpur, Assam. |
|
Phụ nữ Assam phải làm việc trong những đồn điền chè, bất kể mang thai hay không. Những người phụ nữ không được ăn đủ chất, không được chăm sóc ý tế trước và sau sinh nên rất dễ bị biến chứng khi mang thai.
|
Babita Hemrom vừa bế con vừa nhặt lá chè trên đồi chè Tinkharia. Trong nhiều năm qua, phụ nữ Assam phải làm việc nhiều giờ trên những cánh đồng chè trong khi đó, nhu cầu cơ bản như ăn uống, vệ sinh, hay giảm tải công việc trong thời gian mang thai, nuôi con là không hề có. |
|
Resonate Bhumi thẫn thờ ngồi nhìn đứa con dị tật khi vừa sinh ra. |
|
Bà Sosana Gowala đang giữ cháu bé bị dị tật, con của Bhumi, để các bác sĩ khám tại Trung tâm y tế cộng đồng Dhekiajuli. |
|
Một người phụ nữ trẻ được mẹ chồng chăm sóc tại phòng hộ sinh thuộc trung tâm y tế Dhekijuli. |
|
Sarasoti Bauri, 22 tuổi, sinh con trên xe taxi khi đang trên đường đến bệnh viện. Cô bị mất máu nghiêm trọng và phải nằm cáng vào bệnh viện. |
Theo Trí thức trẻ
Xem thêm video:
[mecloud]iebuEBUKAp[/mecloud]
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/am-anh-ron-nguoi-ve-vung-dat-phu-nu-cu-sinh-con-la-chet-a106637.html