Dù mỗi ngày phải uống hơn 10 loại thuốc, nhưng vị chuyên gia 92 tuổi này vẫn khỏe mạnh, minh mẫn nhờ 6 bí quyết dưỡng sinh tuyệt vời dưới đây.
Kim Sĩ Cao là một trong những chuyên gia gây mê hàng đầu Trung Quốc và là vị bác sĩ từng đạt huy chương khen thưởng cấp quốc gia trong chuyên ngành này.
Hiện tại, bác sĩ Kim Sĩ Cao đang giảng dạy về chuyên ngành gây mê tại Học viện Y học Đồng Tế, trực thuộc Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung. Tháng 10/2016 vừa qua, bác sĩ Kim đã đón sinh nhật lần thứ 92.
Cũng như những người cao tuổi khác, vị chuyên gia này phải đối mặt với nhiều căn bệnh do tuổi tác và phải uống tới 10 loại thuốc mỗi ngày.
Nhưng ngay cả khi đã ở vào độ tuổi "xưa nay hiếm" và phải đối mặt với các vấn đề về tuổi tác, bác sĩ Kim Sĩ Cao vẫn giữ được thân thể khỏe mạnh cùng trí tuệ minh mẫn nhờ kiên trì thực hiện 6 bí kíp dưới đây.
Chân dung chuyên gia gây mê hàng đầu Trung Quốc - bác sĩ Kim Sĩ Cao. (Ảnh: nguồn Baike).
1. Phòng trúng gió: Mỗi ngày đều đặn đo huyết áp
Từ năm 60 tuổi, khi biết mình mắc phải chứng cao huyết áp, chuyên gia Kim Sĩ Cao mỗi ngày đều tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ, kiên trì đo huyết áp đều đặn kết hợp uống thuốc.
Vị chuyên gia này cho biết, huyết áp không phải tăng cao một cách đột ngột mà nhích lên từ từ, chậm rãi, khiến người bệnh khó phát hiện và có nguy cơ gây biến chứng cao.
Bác sĩ Kim còn chia sẻ, vài ngày trước, người hàng xóm 96 tuổi gần nhà ông đột ngột trúng gió. Trước đó, người này không hề mắc bệnh, không phải uống thuốc, mỗi ngày tản bộ 1 tiếng đồng hồ, nhưng chính vì quá tự tin vào sức khỏe, lại thiếu phòng bị nên sau cùng đã sơ sẩy.
Kim Sĩ Cao cũng kiến nghị, những người cao tuổi nên duy trì thói quen đo huyết áp hằng ngày và tuân thủ lời dặn của bác sĩ trong việc dùng thuốc. Bên cạnh đó, họ cần đặc biệt chú ý xây dựng chế độ ẩm thực khoa học, hạn chế ăn thịt, cá và tăng cường ăn những món thanh đạm, không nên uống rượu, hút thuốc.
Nhờ những bí kíp dưỡng sinh khoa học, vị chuyên gia 92 tuổi này vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn. (Ảnh: nguồn Internet).
2. Phòng ngừa hen suyễn: Không trồng hoa cỏ trong nhà
Bác sĩ Kim Sĩ Cao quan niệm, người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hoặc có thể chất dễ bị dị ứng càng cần chú trọng bảo vệ cơ thể. Trong khi đó, hoa cỏ là một dạng tác nhân gây kích ứng. Vì vậy, nhà của vị chuyên gia này không trồng bất kỳ một loại hoa cỏ nào, cũng rất hạn chế dùng hoa tươi trang trí.
Bên cạnh đó, bác sĩ Kim còn cho rằng, mùi thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm nhánh khí quản. Vì vậy, dù công việc căng thẳng đến đâu, vị chuyên gia 92 tuổi này cũng chưa bao giờ tìm đến thuốc lá.
Đặc biệt, bác sĩ Kim nhấn mạnh người cao tuổi nên chú ý giữ ấm, đồng thời cũng tiết lộ cách mặc quần áo giữ ấm đặc biệt hiệu quả của mình. Theo đó, nửa người dưới sẽ mặc thật dày, thật ấm, nửa người trên có thể tùy vào hoàn cảnh mà thêm hoặc giảm lượng áo.
Một số nguyên nhân gây kích ứng thường gặp
Thứ nhất, hít phải vật gây kích ứng: phấn hoa, lông động vật, mùi hóa học…
Thứ hai, ăn thực phẩm gây kích ứng: hải sản, trứng gia cầm…
Thứ ba, các tác nhân thiên nhiên: nước biển, gió biển, ánh nắng mặt trời…
Một số tác nhân gây dị ứng và kích thích hô hấp thường gặp. (Ảnh: nguồn Internet).
3. Phòng viêm khí quản: Đo độ bão hòa oxy trong máu hằng ngày
Bên cạnh thói quen đo huyết áp, bác sĩ Kim còn chú ý tới việc đo độ bão hòa oxy trong máu.
Ông cho biết, khí quản, phế quản là những "thông lộ" chủ yếu truyền dẫn oxy của cơ thể. Độ bão hòa oxy trong máu trên 95 sẽ coi là bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ số này bằng hoặc thấp hơn 95, rất có khả năng hệ thống hô hấp đang gặp vấn đề bất thường.
Đàn ông từ độ tuổi 40 trở lên cần thường xuyên soi phế quản
Khi bước sang độ tuổi 40, nếu nam giới có tiền sử hút thuốc nhiều năm kèm theo dấu hiệu tức ngực, ho khan dai dẳng… thì cần thường xuyên kiểm tra phế quản để phòng ngừa hoặc phát hiện sớm các bệnh lý về đường hô hấp.
Bảo vệ hệ hô hấp là vấn đề cần đặc biệt quan tâm đối với người cao tuổi. (Ảnh minh họa).
4. Chế độ ăn uống lành mạnh: Sáng không ăn đồ chiên rán, tối ăn chế phẩm từ bột mì
Chia sẻ về chế độ ẩm thực của mình, bác sĩ Kim vô cùng hào hứng.
Vào buổi sáng, ông thường bắt đầu ngày mới bằng các món thanh đạm như bánh bao, bánh mì, uống kèm sữa tươi, sữa chua, có khi sẽ dùng một bát canh táo đỏ nấu với mộc nhĩ và hạt sen.
Buổi trưa, bác sĩ ăn bữa cơm thông thường với một món mặn, hai món nhạt.
Đến buổi tối, ông sẽ ăn các chế phẩm từ bột mì vì dễ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.
Những món ăn vừa bổ dưỡng, vừa thanh đạm cho người cao tuổi
Chè búp mầm lúa mạch: Rang mạch nha, rang mầm lúa (15-20g), thêm nước sôi, lọc bã vụn, uống khi còn nóng.
Cháo hoa mai: Chuẩn bị 5g lục ngạc mai (tốt nhất nên mua ở hiệu thuốc Đông y), 80g gạo tẻ. Đem gạo tẻ nấu thành cháo, cho thêm lục ngạc mai và nấu tới khi chín rồi thưởng thức.
Cháo hoa mai là một món ngon bổ dưỡng, thanh đạm, rất tốt cho người cao tuổi. (Ảnh: nguồn Internet).
5. Vấn đề răng miệng: Tuổi càng cao càng cần "bảo dưỡng"
Tuổi tác càng cao, răng miệng càng trở thành vấn đề nan giải. Bác sĩ Kim chia sẻ, hàm trên của ông hầu hết đều là răng giả, nhưng ăn thịt, cá không gặp phải trở ngại gì.
Ông cũng cho biết, người cao tuổi nên chú ý "tu bổ" hàm răng của mình và giữ vệ sinh răng miệng để có thể ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Phương pháp bảo vệ răng cho người cao tuổi
Thứ nhất, "tu bổ" đúng lúc: Mỗi chiếc răng của chúng ta đều có một vai trò nhất định. Thiếu đi một chiếc không chỉ ảnh hưởng tới việc ăn uống mà còn tác động tới những chiếc răng còn lại. Vì vậy, người cao tuổi nên chú ý "tu bổ" răng đúng lúc và dùng răng giả nếu thấy cần thiết.
Thứ hai, sử dụng chỉ nha khoa: Đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa và khám răng định kỳ là những yếu tố không thể thiếu trong việc bảo vệ răng đối với mọi lứa tuổi.
Khám răng định kỳ sẽ giúp người cao tuổi kiểm soát tình trạng răng miệng một cách tốt nhất. (Ảnh minh họa).
6. Phòng đãng trí: 7 thập kỷ nghe âm nhạc cổ điển
Muốn trí óc tinh tường càng lâu, bộ não càng cần được nghỉ ngơi hợp lý, mà nghe nhạc chính là phương pháp hiệu quả nhất.
Suốt 7 thập kỷ qua, bác sĩ Kim luôn duy trì thói quen nghe nhạc cổ điển vào những lúc nghỉ ngơi hoặc rảnh rỗi.
Thói quen này bắt nguồn từ một kỷ niệm vào năm 1938. Lúc đó, ông đang học tập tại Trùng Khánh.
Khi đi qua Đại sứ quán Anh quốc, ông bỗng nghe được bản giao hưởng số VI của Beethoven được tấu lên. Niềm say mê âm nhạc cổ điển của ông cũng bắt đầu từ đó.
kiện não cho người cao tuổi
Thường xuyên cử động các ngón tay: Thói quen này sẽ giúp người cao tuổi có thể điều chỉnh hoặc cải thiện chức năng não.
Thường xuyên giao tiếp: Nói chuyện nhiều, tham gia các hoạt động tập thể, nuôi dưỡng những thói quen lành mạnh sẽ giúp người cao tuổi kết nối với những người xung quanh, học hỏi những điều mới và làm chậm quá trình thoái hóa của não.