+Aa-
    Zalo

    216 doanh nghiệp Nhà nước sẽ cổ phần hóa năm 2014

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giảm mạnh doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối, hướng đến mục tiêu cổ phần hóa thành công 432 doanh nghiệp đến năm 2015.

    (ĐSPL) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu giảm mạnh doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối, hướng đến mục tiêu cổ phần hóa thành công 432 doanh nghiệp đến năm 2015.

    Trong khuôn khổ thực hiện chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn năm 2014 - 2015 diễn ra vào ngày 18/2 vừa qua.

    Nhiệm vụ chung mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quán triệt đến năm 2015 là kiên quyết thực hiện tái cơ cấu DNNN. Trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường; tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích.

    Theo các đề án đưa ra, riêng giai đoạn năm 2014 - 2015 sẽ cổ phần hóa 432 DNNN, trung bình mỗi năm sẽ có khoảng 216 doanh nghiệp. 

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi được thực hiện tốt"

    Trao đổi với PV báo Đời Sống và Pháp Luật xoay quanh vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Viện trưởng viện quản lý kinh tế TW đưa ra quan điểm: Đây là một hướng đi tích cực để đẩy mạnh công cuộc cải cách của doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh cổ phần hóa. Đấy là hướng đi đúng đắn và cần thiết”.

     Tiến sĩ, Viện trưởng viện quản lý kinh tế TW Lê Đăng Doanh.

    Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, để tiến hành cổ phần hóa hiệu quả doanh nghiệp nhà nước cần nhiều yếu tố từ thời gian, các nhà đầu tư, thủ tục hành chính... Ông nhấn mạnh: "Quá trình này không phải là dễ dàng. Nếu cho rằng nhờ có việc cổ phần hóa như vậy mà nền kinh tế sẽ hồng hào lên ngay được thì chưa phải, chưa biết được. Ta phải chờ xem cách thực hiện như thế nào."

    Trong khuôn khổ hội nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng giao cho Ban chỉ đạo những quy định cụ thể để chương trình tái cơ cấu đạt được hiệu quả tốt nhất. Theo đó, Ban chỉ đạo cần phải có những quy định cụ thể, rõ ràng về quản lý, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật đối với các DN, tập đoàn… Ngoài ra, phải có cơ chế về quyền sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. 

    Một điểm nữa mà ông Doanh nhấn mạnh đó là điều kiện riêng của mỗi doanh nghiệp: "Mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ có một điều kiện kinh tế - xã hội riêng, có những giá trị riêng và có cái giá riêng nên cần phải tính toán thật kĩ để cổ phần cho hiệu quả."

    Được biết, riêng giai đoạn 2011 - 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác 81 doanh nghiệp. 4.065 là tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa từ trước đến nay.

    Riêng năm 2013 vừa qua, tình hình hoạt động của 18 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước như sau:

    Tổng doanh thu: 1.184.000 tỷ đồng

    Nộp ngân sách: 191.000 tỷ đồng

    Lợi nhuận trước thuế: 136.000 tỷ đồng

    17/18 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước loại này có lãi

    Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 16,19\%

    Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,3 lần.

    Minh Trần

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/216-doanh-nghiep-nha-nuoc-se-co-phan-hoa-nam-2014-a22342.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những doanh nghiệp lãi “khủng” nhất năm 2013

    Những doanh nghiệp lãi “khủng” nhất năm 2013

    (ĐSPL) - Mặc dù 2013 được nhận định là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên vẫn có nhiều doanh nghiệp doanh thu vượt kế hoạch, đạt mức lãi "khủng". Đây được coi là điểm sáng cho nền kinh tế ảm đạm năm qua.