+Aa-
Zalo

2 thói quen bảo quản trứng trong tủ lạnh khiến trứng nhanh hỏng, dễ gây ngộ độc

  • DSPL

(ĐS&PL) - Trứng là một thực phẩm phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình vì chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản sẽ khiến trứng nhanh bị hỏng.

Trứng là một thực phẩm phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình vì chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản sẽ khiến trứng nhanh bị hỏng, dễ gây ngộ độc.

Rửa trứng trước khi bảo quản

Tuy vỏ trứng khi mới mua về rất bẩn nhưng chị em tuyệt đối không được rửa sạch trước khi cất vào tủ lạnh.

Theo bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc làm cho trứng bóng bẩy và có cảm giác trơn láng. Nó thường mỏng nên con người rất khó cảm nhận được.

Bên cạnh đó, lớp màng này có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng lại để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng, chỉ duy nhất oxy được phép lọt vào. Tuy nhiên nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong dễ khiến cho trứng bị hỏng.

Khi ăn trứng bị nhiễm độc vào cơ thể sẽ gây ra một vài triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mửa và buồn nôn sau 12-36 giờ. Các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2-7 ngày nếu không đi viện kịp thời.

Bảo quản trứng ở cánh tủ

Nhiều người thường có thói quen bảo quản trứng ở cánh của tủ lạnh. Mặc dù cánh tủ lạnh luôn làm sẵn giá để bạn cất trứng tuy nhiên không nên để trứng ở chỗ này bởi nhiệt độ bình thường làm sinh sôi các vi khuẩn salmonella enteritidi (vi khuẩn này có trong lòng đỏ của trứng).

Mặt khác, cánh cửa tủ lạnh luôn được mở ra thường xuyên vì thế nhiệt độ ở cánh cửa không đều, thay đổi liên tục khiến trứng sẽ rất nhanh hỏng.

Cách bảo quản trứng đúng cách

Mọi người không nên rửa trứng để giữ lại lớp màng giúp bảo quản được lâu hơn. Khi cất trứng, bạn cũng không nên để trứng chung với những thứ chứa nhiều tinh dầu như gừng, hành, ớt… vì mùi của chúng sẽ xâm nhập vào trứng thông qua lỗ thông khí ở vỏ và làm cho trứng bị biến chất.

Các chuyên gia cho biết chỉ nên dùng trứng trong vòng 30 ngày kể từ lúc mua, nếu để lâu sẽ mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra mỗi lần lấy trứng trong tủ lạnh, chỉ lấy đủ số trứng cần chế biến chứ không nên lấy cả khay ra. Thói quen này sẽ khiến trứng bị hỏng do ảnh hưởng từ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Việt Hương (T/h)

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/2-thoi-quen-bao-quan-trung-trong-tu-lanh-khien-trung-nhanh-hong-de-gay-ngo-doc-a358917.html
Sự kiện: Đời sống 24h
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày
Ý tưởng phối sơ mi đầu hè

Ý tưởng phối sơ mi đầu hè

Sức khoẻ - Làm đẹp15:15 30/03/2025

Không chỉ lịch sự, chỉn chu, sơ mi còn có thể biến hóa với vô vàn phong cách khác nhau, từ năng động, trẻ trung đến thanh lịch, quyến rũ.

Thời điểm nêm gia vị của từng loại món ăn

Thời điểm nêm gia vị của từng loại món ăn

Sức khoẻ - Làm đẹp14:30 30/03/2025

Thời điểm nêm gia vị ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và kết cấu món ăn. Mỗi loại thực phẩm và phương pháp nấu có cách nêm gia vị khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 30/03/2025

Dầu mỡ đóng vai trò quan trọng trong nấu ăn, giúp truyền nhiệt, tạo lớp vỏ giòn. Việc kiểm soát nhiệt độ và xử lý sau chiên quyết định độ giòn và độ béo của món ăn.

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Sức khoẻ - Làm đẹp13:38 30/03/2025

Để rán cá giòn ngoài, mềm trong cần làm khô cá trước khi chiên và sử dụng lửa vừa. Chiên ngập dầu, lật nhẹ nhàng và giữ nhiệt độ ổn định giúp cá chín đều, giòn ngon.

Ăn trứng thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Ăn trứng thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Sức khoẻ - Làm đẹp13:30 30/03/2025

Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, và nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể góp phần vào việc phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.