+Aa-
    Zalo

    Xung đột Nga-Ukraine mở “hộp Pandora” ở châu Âu, vũ khí mới xuất hiện?

    (ĐS&PL) - Mỹ và một số đồng minh NATO đã công bố nhiều kế hoạch liên quan đến khả năng tấn công tầm xa.

    Tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay không người lái

    Trong cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV) tấn công một chiều để nhắm vào các thành phố của Ukraine. Theo thông tin trên Bussiness Insider, có sự thừa nhận rằng Moscow có thể chống lại phương Tây bằng những khả năng mà phương Tây đã để mai một.

    Một chuyên gia về kiểm soát vũ khí nhận định, những cuộc tấn công sâu này và các yếu tố khác của cuộc xung đột đã “thức tỉnh” châu Âu và Mỹ, mở ra “chiếc hộp Pandora” cho nhiều khả năng quân sự hơn. Các loại vũ khí mới và hoạt động trển khai chúng đang tiến gần, dấy lên mối lo ngại về sự leo thang chưa từng thấy kể từ Chiến tranh lạnh.

    Tên lửa ATACMS được phóng trong một cuộc tập trận chung. Ảnh: Getty Images

    Tên lửa ATACMS được phóng trong một cuộc tập trận chung. Ảnh: Getty Images

    Hồi đầu tháng 7/2024, Mỹ và một số đồng minh NATO đã công bố nhiều kế hoạch liên quan đến khả năng tấn công tầm xa.

    Đầu tiên, Mỹ cho biết nước này sẽ đặt hỏa lực tầm xa mới ở Đức bắt đầu từ năm 2026, với các đợt triển khai theo từng giai đoạn “như một phần của kế hoạch duy trì hoạt động của các lực lượng này trong tương lai". Các loại vũ khí thông thường gồm SM-6, Tomahawk và vũ khí siêu thanh đang phát triển, “với tầm bắn xa hơn đáng kể so với các loại hỏa lực trên đất liền hiện nay ở châu Âu”.

    Không lâu sau đó, một số quốc gia châu Âu đã ký một sáng kiến chung nhằm phát triển các tên lửa hành trình phòng từ mặt đất mới. Thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho hay, đây “rõ ràng là phân khúc mà chúng tôi không có”. Ba Lan, Đức và Italy cũng đồng ý với kế hoạch này, đồng thời cho biết họ có ý định thu hút thêm đồng minh.

    Những kế hoạch như vậy cho thấy Mỹ và một số đồng minh lớn nhất tại châu Âu đang tập trung tất cả vào vũ khí tầm xa. Một số quan chức trực tiếp chỉ ra rằng, động thái đó có liên hệ với những gì đang diễn ra trên chiến trường Ukraine.

    Những thách thức và từ vũ khí tầm xa

    “Cuộc xung đột tại Ukraine cho thấy tấn công tầm xa là vấn đề then chốt đối với phòng thủ của châu Âu”, Bộ trưởng Quốc phòng Sebastien Lecornu viết trên nền tảng X (trước đây là Twitter).

    Ông Hans Kristensen -  Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân tại Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ chia sẻ: “Các quốc gia này hiểu rằng vũ khí tầm xa rất quan trọng, ngay từ trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine nhưng cuộc xung đột ở Kiev đã mở ra chiếc hộp Pandora cho ngày càng nhiều bước đi về quân sự”.

    Theo Business Insider, năng lực tấn công tầm xa thông thường sẽ rất hữu ích khi tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương. Năng lực này có thể tạo ra sự khác biệt lớn về mặt hoạt động và chiến lược, đặc biệt nếu được áp dụng để cắt đứt các tuyến hậu cần và trung tâm chỉ huy của đối phương. Sự hiện diện của chúng đủ mức độ đe dọa để ngăn chặn các hành vi gây hấn có thể xảy ra.

    Thế nhưng, một thách thức đặt ra là các hệ thống vũ khí này có nguy cơ leo thang căng thẳng, xét cả về sự hiện diện của chúng và cách chúng được dùng. Theo ông Hans Kristensen, có nguy cơ xảy ra “tình thế leo thang đáp trả”. Chưa kể, những vũ khí này có thể được dùng ngay lập tức và chúng có thể gây "nhầm lẫn cho một cường quốc hạt nhân không chắc chắn về lượng chất nổ mà nó mang theo".

    Một tên lửa Storm Shadow/SCALP trên cánh của máy bay chiến đấu Rafale. Ảnh: Business Insider

    Một tên lửa Storm Shadow/SCALP trên cánh của máy bay chiến đấu Rafale. Ảnh: Business Insider

    Trong nhiều thập kỷ, Hiệp ước INF giữa Mỹ và Nga đã cấm phát triển tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 - 5.500 km nhằm ngăn chặn hai bên leo thang căng thẳng thành xung đột toàn diện.

    Hiệp ước này là một cột mốc quan trọng để giữ các vũ khí này ngoài châu Âu nhưng Washington đã rút khỏi hiệp ước vào năm 2019, sau khi cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước năm 1987 khi phát triển, thử nghiệm và triển khai hệ thống tên lửa SSC-8/9M729. Moscow phủ nhận các cáo buộc, sau đó cũng rút khỏi hiệp ước, ngay lập tức “mở đường” cho cả hai bên đẩy mạnh phát triển tên lửa mới.

    Các kế hoạch tên lửa tầm xa mới của Ba Lan, Đức, Pháp và Italy tiếp nối hoạt động của Mỹ nhằm nhanh chóng phát triển các hệ thống tấn công tầm xa mới. Washington đã thử nghiệm tên lửa từng bị cấm trước đó vào đúng tháng mà nước này rút khỏi Hiệp ước INF.

    Trong số các hệ thống đang được phát triển, Typhon sử dụng bệ phóng trên mặt đất để bắn Tên lửa tiêu chuẩn 6 (SM-6) và Tomahawk, là ưu tiên hàng đầu, còn vũ khí siêu thanh tầm xa của quân đội đang được phát triển, dù phải đối mặt với một số sự chậm trễ và vấn đề về ngân sách.

    Những nỗ lực của châu Âu nhằn phát triển các hệ thống vũ khí tấn công tầm xa mới cho thấy sự thay đổi quan trọng về suy nghĩ. Trong nhiều thập kỷ, các quốc gia châu Âu đã bỏ qua sự thay đổi lớn hơn theo hướng nhu cầu về khả năng tấn công xa, cắt giảm các chương trình tên lửa đất đối đất và chi tiêu quốc phòng lớn hơn trên diện rộng.

    Hiện tại, đã có một sự thay đổi đáng chú ý đối với nhiều quốc gia châu Âu theo hướng tăng cường khả năng phòng thủ trong nước thay vì dựa vào Mỹ. Ông Hans Kristensen nêu ý kiến, một phần có thể là bởi những lo lắng liên quan đến việc ủng hộ của Mỹ đối với NATO sẽ thay đổi ra sao nếu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử.

    “Châu Âu được mong đợi sẽ phát triển các vũ khí của riêng mình, những sáng kiếm đã trở nên quan trọng hơn trước nguy cơ ông Trump giảm bớt cam kết của Mỹ với châu Âu", chuyên gia Hans Kristensen nói. Được biết, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích NATO, thường phàn nàn rằng nhiều quốc gia thành viên không tham gia vào hệ thống phòng thủ chung của liên minh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/xung-ot-nga-ukraine-mo-hop-pandora-o-chau-au-vu-khi-moi-xuat-hien-a448571.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan