+Aa-
    Zalo

    Xuất khẩu lao động chui: Háo hức ra đi, rệu rã trở về

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Theo lời "vẽ vời" của những đối tượng môi giới, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đã để lại sau lưng tất cả gia đình, bán đất, bán ruộng, vay mượn lấy tiền "xuất ngoại chui".

    (ĐSPL) - Theo lời "vẽ vời" của những đối tượng môi giới (hay còn gọi là "cò"), nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã để lại sau lưng tất cả gia đình, bán đất, bán ruộng, vay mượn lấy tiền "xuất ngoại chui".

    Tương lai có cuộc sống vương giả, sung túc đâu chẳng thấy, đổi lại với họ là những nỗi ê chề nơi xứ người, nợ nần, con cái bị bỏ bê... đến độ "tiền mất, tật mang". Họ đã phải trả cái giá quá đắt.

    Anh Lý Sình Xuân và vợ là Phùng Thị Sơn vừa may mắn trở về từ "vùng đất hứa". Nghe lời một người họ hàng xa, là "cò xuất ngoại" rủ sang Trung Quốc làm việc, kiếm tiền dễ, thu nhập mỗi tháng ít nhất cũng được gần chục triệu đồng (trên 2000 nhân dân tệ), vợ chồng anh bán ruộng lấy tiền lo phí sang tìm việc. Chưa thấy lợi đâu, "cò" bắt mỗi người phải nộp 3,5 triệu đồng phí môi giới.

    Ở bên Trung Quốc, vợ chồng anh Xuân được sắp xếp làm trong một xưởng sản xuất giày da tư nhân môi trường vô cùng độc hại, thời gian làm việc thường lên tới 16 tiếng/ngày. Thức ăn thường xuyên là vài cọng rau cải nấu cùng ớt đến độ không thể nuốt trôi.

    Sang đó gần bốn tháng, vợ chồng anh Xuân không được trả một đồng tiền công. Nhận thấy mình bị lừa, vợ chồng anh Xuân đã bàn nhau bỏ trốn và may mắn được một người Việt giúp đỡ, hướng dẫn đường về. Hay như trường hợp của Triệu Xuân Tiến (hàng xóm của vợ chồng chị Sơn) cũng bi đát chẳng kém. Trước đó khoảng 1 năm, anh Tiến bị "cò" tìm đến và nói sẽ lo làm hộ chiếu, thủ tục đưa anh sang Đài Loan xuất khẩu lao động với mức thu nhập hấp dẫn trong các nhà máy sản xuất. Anh Tiến đã phải "chạy đôn, chạy đáo" vay mượn khắp nơi được 30 triệu đồng để có tiền đưa cho "cò".

    Đối mặt với cảnh... tù đày

    Đầu năm 2014, bỏ mặc vợ và hai đứa con nhỏ ở nhà, anh Triệu Văn Hùng bỏ qua lời can ngăn của gia đình vượt biên sang Trung Quốc vì nghe lời quảng cáo của một người đàn ông ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Anh Hùng vay mượn khắp trong bản được 4 triệu đồng để làm phí "xuất ngoại" thế nhưng sau khi nộp tiền anh cũng không biết ai là người đưa mình đi. Chuyến xe có 32 người và tất cả phải nộp đủ 3,5 triệu đồng cho tổng các loại phí cho "cò", vì vậy số tiền anh còn trên người "để ra nước ngoài" chỉ vẻn vẹn 500.000 đồng...

    (bgiay)Xuất khẩu lao động chui: “Háo hức ra đi, rệu rã trở về”

    Anh Hùng chưa hết kinh hoàng khi trở về từ "đất khách".

    Anh Hùng kể lại: Chuyến xe hơn 30 người được đưa lên cửa khẩu Lạng Sơn, dừng lại để mọi người đổi sang tiền Trung Quốc. Sau những thủ tục ngầm của "cò" mà chẳng ai biết họ sẽ làm gì nhóm 30 người này bị tách nhóm và lên 2 xe. Chiếc xe 6 chỗ họ bỏ hết ghế ra nhồi 16 người cùng lỉnh kỉnh đồ đạc lên. Đi được chừng 3 tiếng, gặp người đàn ông bặm trợn dẫn mọi người đến một ngôi nhà hoang ở bìa rừng vắng để nghỉ ngơi. Họ chỉ để lại cho một ít rau, gạo để mọi người tự nấu ăn.

    Sáng hôm sau, sau vài lần đổi xe, họ đã đưa đoàn của anh Hùng đến Phúc Kiến và được đưa luôn vào xưởng làm giày da. Không như những lời hứa của môi giới, những người bị đẩy vào xưởng giày phải làm 16 giờ/ngày, không bị đánh đập nhưng ăn uống vô cùng khổ cực, chỉ ăn cơm với rau xào, ớt. Làm việc chưa được một tháng thì Công an Trung Quốc ập vào kiểm tra giấy tờ tùy thân. Không có gì ngoài chiếc chứng minh thư Việt Nam, Hùng bị đưa đi tạm giam.

    Hùng cùng nhóm lao động chui này bị tạm giam gần hai tháng, sau đó chuyển sang giam ở một nơi khác. Phòng giam kín như bưng, không một lỗ thông gió, chỉ có một cửa chính khi ăn họ sẽ mở ra. Cơm chỉ có rau hoặc ớt tươi và thậm chí chỉ có chút cơm tượng trưng. Nhớ lại cảm giác kinh hoàng, anh kể tiếp: "Tôi bị giam ở đó hơn 20 ngày trước khi bị trục xuất về, bị bỏ đói, bị đánh đập vô cớ, còn sống trở về được là may lắm rồi", anh Hùng kể.

    Nguy cơ mầm mống tội phạm mại dâm, ma túy

    Theo ông Bạch Công Bình, Trưởng Công an xã Tú Sơn thì: Hiện cả xã có khoảng gần 60 người xuất cảnh sang Trung Quốc, chủ yếu là ở xóm Dao. Đến nay đã có hơn 30 người trở về, có người sang đó còn  lấy chồng người Trung Quốc. Trước thực tế này, Công an xã đã xuống từng xóm nắm bắt tình hình, tổ chức các buổi tuyên truyền cho bà con hiểu về những nguy cơ xấu cũng như chính sách pháp luật. Đây cũng có thể là mầm mống cho những loại tội phạm khác như mại dâm, vận chuyển hàng cấm và nhiều mục đích khác. Vấn đề này cần được các cấp, ngành cùng vào cuộc giải quyết, trong đó có giải pháp bền vững là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, làm nghiêm công tác xuất nhập cảnh.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xuat-khau-lao-dong-chui-hao-huc-ra-di-reu-ra-tro-ve-a62792.html
    Đưa hàng chục lao động vượt biên để được... tăng lương

    Đưa hàng chục lao động vượt biên để được... tăng lương

    Việc lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị triệt phá đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép do Phan Văn Quy (38 tuổi), trú KP.1, thị trấn Cửa Việt, H.Gio Linh (Quảng Trị) tổ chức đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng người dân vùng đông Gio Linh (gồm thị trấn Cửa Việt, xã Gio Hải, Gio Việt, Trung Giang...) vượt biên sang Trung Quốc (TQ) lao động “chui”...

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đưa hàng chục lao động vượt biên để được... tăng lương

    Đưa hàng chục lao động vượt biên để được... tăng lương

    Việc lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị triệt phá đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép do Phan Văn Quy (38 tuổi), trú KP.1, thị trấn Cửa Việt, H.Gio Linh (Quảng Trị) tổ chức đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng người dân vùng đông Gio Linh (gồm thị trấn Cửa Việt, xã Gio Hải, Gio Việt, Trung Giang...) vượt biên sang Trung Quốc (TQ) lao động “chui”...

    Bài 17:  Lao động “chui” Trung Quốc... lộng hành

    Bài 17: Lao động “chui” Trung Quốc... lộng hành

    (ĐSPL) - Số lượng lao động trong nước đang “ế” chưa có việc làm, nghịch lý lại đang xảy ra ở các nhà máy nhiệt điện của EVN do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Lao động phổ thông cũng được “nhập khẩu” ồ ạt từ Trung Quốc.