+Aa-
    Zalo

    Xử lý đúng pháp luật chính là sự răn đe

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Pháp luật trước hết là nghiêm minh, xét phải đúng tội, xử phải đúng người. Bản thân sự đúng đó là sự răn đe, không cần phải thêm hình phạt vượt quá khung mà người vi phạm pháp luật đáng phải chịu.

    Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc bị tuyên án tử hình. Mọi phán đoán về một bản án nhẹ hơn đều bị loại trừ và thay vào đó bằng một hình phạt nghiêm khắc nhất. Có nhiều ý kiến nhận định, phán đoán rằng các nhân vật này có "tiềm lực" về quan hệ và tiền bạc, có thể xoay chuyển được tình hình để thoát án tử, nhưng thực tế không phải như vậy.

    Xử lý đúng pháp luật chính là sự răn đe

    Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc tại Tòa án. Ảnh: T.P

    Pháp luật trước hết là nghiêm minh, xét phải đúng tội, xử phải đúng người. Bản thân sự đúng đó là sự răn đe, không cần phải thêm hình phạt vượt quá khung mà người vi phạm pháp luật đáng phải chịu.

    Nhiều người vẫn hiểu không đúng rằng, phải phạt thật nặng để răn đe kẻ khác, nếu như vậy thì việc phạt nặng đó cũng không đúng theo tinh thần của pháp luật.

    Bản án tuyên phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong vụ án tham nhũng tại Vinalines sẽ là sự răn đe, vì rất có sức thuyết phục. Không một ai có thể mạnh hơn pháp luật.

    Tại hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng diễn ra ngày 5/5 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Một khi đã xảy ra tham nhũng thì nhất thiết phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm, không có vùng cấm. Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ sự bình đẳng trước pháp luật, không có đặc quyền, không có ngoại lệ". Xử lý đúng quy định của pháp luật là sự răn đe hiệu quả nhất. Những người liên quan đến các vụ án tham nhũng đã khởi tố điều tra và đang trong tầm ngắm của pháp luật phải giật mình sau bản án nghiêm khắc với các bị cáo trong vụ Vinalines.

    Liên quan đến nghi án nhận hối lộ 16 tỉ đồng từ Cty tư vấn giao thông Nhật Bản, đã có 6 cán bộ lãnh đạo của ngành đường sắt bị đình chỉ chức vụ để phục vụ công tác điều tra. Dự án đường sắt đô thị số 1 liệu có cùng kịch bản như vụ Vinalines, dư luận đang chờ các cơ quan tố tụng "tuân thủ sự bình đẳng trước pháp luật, không có đặc quyền, ngoại lệ".

    Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu làm to vụ nghi án này, sẽ ảnh hưởng đến việc vay vốn ODA. Nhưng cũng cần phải nghĩ ngược lại, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật thì không chỉ được dân tin tưởng, mà đối tác cũng tin. Nguy hiểm nhất chính là sự không minh bạch, bao che, lấp liếm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xu-ly-dung-phap-luat-chinh-la-su-ran-de-a32167.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan