+Aa-
    Zalo

    Xăng sinh học E5 có gây hỏng xe?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Xăng sinh học E5 có trị số octan cao hơn A92, nhờ đó làm tăng hiệu suất động cơ và giảm lượng khí thải. Chỉ khi pha cồn không tinh khiết, xăng E5 có nguy cơ hỏng hóc xe

    Xăng sinh học E5 có trị số octan cao hơn A92, nhờ đó làm tăng hiệu suất động cơ và giảm lượng khí thải. Chỉ khi pha cồn không tinh khiết, xăng E5 mới có nguy cơ gây hỏng hóc xe.

    Đà Nẵng vừa chính thức cấm bán xăng A92 từ ngày 1/11/2014, với mục tiêu thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng nhiên liệu sinh học E5. Tuy nhiên, phản ứng ban đầu của người dân là hồ nghi chất lượng xăng E5 và đa phần chuyển sang sử dụng xăng A95. Thậm chí trên mạng xã hội còn xuất hiện nhiều luồng thông tin cho rằng, E5 là “xăng pha”, không bảo đảm an toàn cho động cơ xe máy, thậm chí dễ dẫn đến hỏng hóc bất thường.

    Thực chất, E5 là hỗn hợp gồm xăng A92 pha thêm 5\% cồn ethanol. Do trị số octan của cồn ethanol là 109, khi pha vào xăng A92 sẽ làm tăng trị số octan của hỗn hợp này lên từ 1 đến 2 đơn vị, vì vậy xăng E5 có trị số octan tương đương A93 - A94. Trị số octan biểu thị khả năng chống kích nổ.

    Trị số octan càng cao thì khả năng chống kích nổ càng lớn. Hiểu đơn giản là xăng E5 khó cháy hơn xăng A92. Đây cũng là căn nguyên của vấn đề, vậy sử dụng loại xăng nào sẽ tốt cho xe của bạn?

    Có một thông số của động cơ mà chúng ta ít khi để ý, đó là tỷ số nén. Ngoài những thông số về công suất hay mô-men xoắn, thì tỷ số nén là một chỉ số quan trọng quyết định đến sức mạnh của động cơ. Người ta dựa vào tỷ số nén để lựa chọn loại nhiên liệu phù hợp.

    Xăng sinh học E5 có gây hỏng xe?

    Xăng sinh học E5 có trị số octan cao hơn A92 nên tăng hiệu suất động cơ và giảm lượng khí thải ra môi trường. Ảnh: Baohaiquan.

    Với những mẫu xe có tỷ số nén càng cao thì nên sử dụng nhiên liệu có trị số octan cao. Cụ thể, với những xe có tỷ số nén trên 9:1, loại xăng phù hợp có trị số octan trên 92. Ngược lại, với những chiếc xe có tỷ số nén dưới 9:1, bạn chỉ nên sử dụng xăng A92 để đạt hiệu suất cao nhất.

    Lý giải cho điều này, chúng ta biết động cơ 4 thì có chu trình hoạt động là hút-ép-nổ-xả. Ở chu kỳ thứ hai, piston sẽ chạy từ điểm chết dưới tới điểm chết trên. Nhờ đó, hỗn hợp nhiên liệu gồm không khí và hơi xăng được nén lại, chuẩn bị cho bu-gi phóng lửa, đốt cháy và tạo ra năng lượng.

    Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng xăng A92 cho một chiếc xe có tỷ số nén trên 9,5:1 sẽ dẫn tới hiện tượng kích nổ (nhiên liệu tự bốc cháy khi bu-gi chưa đánh lửa) khi piston chưa chạy đến điểm chết trên, dẫn tới năng lượng bị hao hụt, làm giảm công suất động cơ.

    Thậm chí, các chi tiết máy sẽ quá tải, có nguy cơ biến dạng cong vênh hoặc bị gẫy. Năng lượng trong phản ứng cháy ở dạng nhiệt mà không được biến đổi thành cơ năng. Nhiệt độ động cơ nóng quá mức bình thường. Những biểu hiện cho thấy xe của bạn đang bị kích nổ là máy quá nóng, công suất giảm, xe chạy ỳ, âm thanh giống như tiếng gõ phát ra tại khu vực động cơ.

    Ngược lại, nếu bạn sử dụng xăng E5 hoặc A95 cho một chiếc xe có tỷ số nén dưới 9:1 sẽ khiến xăng không cháy hết khi piston chạy đến điểm chết trên. Nguyên nhân xuất phát từ việc E5 khó cháy hơn A92, khi chưa đủ độ nén, hỗn hợp nhiên liệu sẽ không cháy hết, dẫn tới hiện tượng đóng cặn ở xi-lanh khiến máy mau hỏng.

    Hầu hết xe máy đang chạy tại Việt Nam hiện nay đều có tỷ số nén từ 9:1 trở lên, vì vậy, nếu sử dụng xăng A92 sẽ dẫn tới hiện tượng kích nổ, làm giảm hiệu suất của động cơ. Sử dụng xăng E5 trên những chiếc xe này giúp nhiên liệu bắt lửa khi đã đủ độ nén, nhờ đó tăng hiệu suất và giảm khí thải độc hại. Chính sách chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sinh học E5 và sắp tới là E10 là xu hướng có lợi cho người dân.

    Kết quả nghiên cứu thử nghiệm xăng E5 trên động cơ xe Ford Laser Ghia 1.8 cho thấy, công suất động cơ và mức tiêu hao nhiên liệu khi sử dụng E5 đều được cải thiện. Trung bình công suất tăng khoảng 3,31\%, mức tiêu hao nhiên liệu giảm 5,18\%.

    Mặc dù vậy, xăng sinh học cũng có một số nhược điểm làm ảnh hưởng tới tâm lý của người sử dụng. Do trong xăng sinh học có cồn, nên nếu hàm lượng cồn lớn có thể xảy ra khả năng tách lớp giữa xăng và cồn khi nhiệt độ môi trường thấp hoặc do thời gian tồn trữ dài, dẫn tới hiện tượng xe để lâu ngày khó nổ như phản ánh của một số người dân. Tuy nhiên, vì xăng E5 chỉ có 5\% hàm lượng cồn nên hiện tượng tách lớp rất khó xảy ra.

    Ngoài ra, việc sử dụng cồn không tinh khiết để pha vào xăng cũng khiến xe dễ bị chết máy, cồn sử dụng để pha vào xăng phải đạt hàm lượng 99,5\%. Nếu cồn có độ thấp hơn sẽ dẫn tới bị ngậm nước, gây đóng cặn và hư hại động cơ. Trước đây, vì hám lợi nên một số cây xăng đã pha ethanol vào xăng có trị số octan thấp hơn A92, khiến trị số octan của hỗn hợp E5 thấp, làm giảm hiệu suất động cơ.

    Nhiều người lo ngại việc sử dụng xăng E5 sẽ phải cải tiến động cơ. Nguyên nhân bởi cồn sẽ làm oxy hóa các chi tiết của máy, dẫn tới hư hỏng. Tuy nhiên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ - Viện Dầu khí Việt Nam đã thử nghiệm ngâm các chi tiết máy trong bồn nhiên liệu sinh học 1.500 giờ. Kết quả cho thấy các chi tiết máy không thay đổi so với trước khi ngâm. Tuy nhiên, nếu sử dụng nhiên liệu lớn hơn 5\% ethanol thì phải cải tiến hệ thống chế hòa khí.

    Giá xăng sinh học E5 RON 92 trên thị trường ngày 7/11 là 21.810 đồng/lít, giá xăng A95 là 21.990 đồng/lít. Như vậy, dùng xăng E5 sẽ tiết kiệm được 180 đồng/lít. Con số này không đáng kể nếu chỉ nhìn vào lợi ích kinh tế, tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh, xăng sinh học thân thiện hơn với môi trường so với các loại nhiên liệu đốt hóa thạch. Theo dự đoán, xăng sinh học sẽ trở thành nhiên liệu thay thế trong tương lai, khi nguồn dầu khí cạn kiệt.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xang-sinh-hoc-e5-co-gay-hong-xe-a68914.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Tiện ích xăng sinh học

    Tiện ích xăng sinh học

    Có thể nói, việc đưa xăng sinh học vào sử dụng trong đời sống chính là một bước tiến lớn của con người.

    Đà Nẵng

    Đà Nẵng "khai tử" xăng Mogas 92

    (ĐSPL) Từ ngày 1/10, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại Đà Nẵng đã tạm dừng nhập mới xăng Mogas 92 và bắt đầu chuyển sang xăng E5.