+Aa-
    Zalo

    Vỡ mủ vùng bẹn, người đàn ông phát hiện mắc bệnh ít gặp nơi khó nói

    (ĐS&PL) - Xuất hiện các triệu chứng sưng, đau bìu trái, uống thuốc kháng sinh nhiều nhưng không khỏi, người đàn ông sau đó phát hiện bị áp xe bẹn bìu do lao ở tinh hoàn.

    Thông tin trên báo VTC News, khoảng 3 tháng trước, người đàn ông 63 tuổi, quê Hải Phòng bất ngờ xuất hiện các triệu chứng sưng, đau bìu trái.

    Dù đã điều trị nhiều nơi với chẩn đoán viêm mào tinh hoàn. Người đàn ông này cũng uống nhiều loại kháng sinh, chống viêm nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.

    Hai tuần trước khi vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ông bị tổn thương vùng bẹn bìu, vỡ mủ vùng bẹn.

    Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán áp xe bẹn bìu trái do lao mào tinh hoàn, tinh hoàn trái. Năm ngày sau phẫu thuật cắt bỏ tổ chức viêm hoại tử, ông tiếp tục điều trị theo phác đồ chống lao.

    Người đàn ông phát hiện bị bệnh lao mào tinh hoàn. Ảnh: VnExpress

    Người đàn ông phát hiện bị bệnh lao mào tinh hoàn. Ảnh: VnExpress 

    Theo các bác sĩ, lao mào tinh hoàn là một dạng bệnh lao ngoài phổi ít gặp. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Bệnh thường phát triển chậm và khó chẩn đoán sớm; chẩn đoán muộn và chẩn đoán sai là phổ biến.

    Gần đây, do vi khuẩn đa kháng thuốc, kháng thuốc chống lao và việc sử dụng rộng rãi glucocorticoid, tỷ lệ mắc bệnh lao sinh dục nam, bao gồm cả bệnh lao mào tinh hoàn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Bệnh lao mào tinh hoàn vẫn là một vấn đề sức khỏe quan trọng ở nhiều nước đang phát triển.

    Liên quan đến sự việc, VnExpress dẫn lời ThS.BS Nghiêm Trung Hưng, khoa Nam học, Bệnh viện 108, cho biết hiện nay chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị theo phác đồ chống lao là chìa khóa để chữa bệnh lao ở hệ sinh sản nam giới.

    Tuy nhiên, do bệnh khởi phát muộn, các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu cũng như thiếu các phương pháp chẩn đoán nhanh, nhạy nên bệnh thường bị chẩn đoán sai hoặc chẩn đoán bị trì hoãn. Vì vậy, phẫu thuật kết hợp với kháng sinh chống lao là phương pháp điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này.

    Đặc điểm bệnh lý của bệnh lao mào tinh hoàn là sự phá hủy mô và xơ hóa trên diện rộng, cuối cùng dẫn đến phá hủy mào tinh hoàn cũng như các mô và cơ quan sinh dục xung quanh. Các biến chứng như vô sinh và các ảnh hưởng nghiêm trọng khác đến chức năng hệ sinh sản nam giới.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vo-mu-vung-ben-nguoi-an-ong-phat-hien-mac-benh-it-gap-noi-kho-noi-a424984.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan