+Aa-
    Zalo

    Việc thu thập thêm mống mắt vào dữ liệu căn cước được thực hiện ra sao?

    (ĐS&PL) - Việc thu thập mống mắt được thực hiện với thiết bị chuyên dụng của cơ quan quản lý căn cước. Khi người dân đến làm mới, cấp đổi mới thẻ căn cước thì cơ quan quản lý sẽ thu thập thông tin mống mắt để làm giàu cho dữ liệu căn cước và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Theo báo Người lao động, sáng 29/11, tại cuộc họp báo thông tin về kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, đã trả lời báo chí về vấn đề thu thập mống mắt trong Luật Căn cước mới được thông qua.

    Trong Luật Căn cước mới nêu rõ thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước gồm: thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp…

    Theo Trung tướng Nguyễn Minh Đức, việc thu thập mống mắt thuộc nhóm sinh trắc học và điểm mới quy định trong Luật Căn cước. Việc thu thập này phải có thiết bị chuyên dụng của cơ quan quản lý, cấp căn cước. Khi người dân đến làm mới, cấp đổi lại, cơ quan quản lý căn cước sẽ thu thập các thông tin làm giàu dữ liệu cơ sở dữ liệu căn cước, cơ sở dữ liệu về dân cư. Trong đó, sẽ dùng các thiết bị chuyên dụng thu thập mống mắt.

    viec thu thap them mong mat vao du lieu can cuoc duoc thuc hien ra sao
    Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức. Ảnh: VTC News

    Trung tướng Nguyễn Minh Đức cũng cho hay: “Người dân đang có thẻ căn cước công dân vẫn còn hiệu lực thì thẻ này vẫn có giá trị sử dụng như thẻ căn cước mới". Vì vậy, công dân không phải đến cơ quan quản lý căn cước để thực hiện tích hợp, khai báo thông tin, trừ trường hợp công dân có nhu cầu bổ sung, đổi thẻ căn cước, báo VTC News đưa tin.

    Trước đó, sáng 27/11, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

    Trường hợp chứng minh thư nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

    Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

    XEM THÊM: Thẻ "căn cước" khác gì so với thẻ "căn cước công dân"?

    Thẻ căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

    Quy định về việc sử dụng căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước cấp theo quy định của luật này, báo Dân Trí đưa tin.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viec-thu-thap-them-mong-mat-vao-du-lieu-can-cuoc-duoc-thuc-hien-ra-sao-a601556.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan