+Aa-
    Zalo

    Kỳ lạ loài cây tồn tại ở Việt Nam, biết "khiêu vũ" khi nghe thấy âm thanh

    (ĐS&PL) - Loại cây đặc biệt có tên khoa học của nó là Codariocalyx motorius, còn tên thường gọi ở Việt Nam là cây khiêu vũ, cây nhảy múa.

    Cây khiêu vũ, cây nhảy múa thuộc họ Đậu Fabaceae, khiến giới khoa học bất ngờ bởi khả năng di chuyển có một không hai của mình.

    Cây khiêu vũ có nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bhutan, Bangladesh… Đặc biệt, tại Việt Nam cũng có chúng, chủ yếu ở Tây Nguyên, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang. Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam còn chưa từng nghe qua hay nhìn thấy cây khiêu vũ.

    Cây khiêu vũ, có khả năng di chuyển nhằm tối đa hóa ánh sáng mặt trời thu được. (Ảnh: Dân Việt)

    Cây khiêu vũ, có khả năng di chuyển nhằm tối đa hóa ánh sáng mặt trời thu được. (Ảnh: Dân Việt)

    Cây khiêu vũ cao từ 1 đến 1,5m. Cành con có hình dáng mỏng, vươn dài, phần trước có lông và phần sau nhãn. 

    Cây khiêu vũ có lá hình trái xoan, ở gốc có hình tim hoặc hơi tròn. Phần chóp mỏng, có lông mịn ở mặt trên chóp, phía dưới chóp có nhiều lông mọc rạp xuống, chóp có hình tù và nhọn.

    Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ xếp thành từng đôi một. Cụm hoa này thường mọc ở nách hay ngọn, có lông và thưa dài khoảng 12 đến 13 cm. Cây thóc lép thường ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 trong năm.

    Khi có tiếng nhạc, cây khiêu vũ sẽ tự động "khiêu vũ" hoặc "nhảy nhót". (Ảnh: Dân Việt)

    Khi có tiếng nhạc, cây khiêu vũ sẽ tự động "khiêu vũ" hoặc "nhảy nhót". (Ảnh: Dân Việt)

    Quả hơi hình cung, cong, có lông nhưng không cuống. Quả được chia thành 7-8 đốt, mỗi đốt chỉ chứa 1 hạt, phần đốt có một cạnh khum tròn và một cạnh thẳng. Quả thường có từ tháng 10 đến tháng 11.

    Khi có âm thanh, những chiếc lá của cây chuyển động như đang "khiêu vũ" dù không có gió. Kể cả khi không có âm thanh, chúng vẫn có thể chuyển động nếu nhiệt độ trên 20 độ C.

    Một số chuyên gia đã cố gắng tìm hiểu lý do cây khiêu vũ có được khả năng đặc biệt. (Ảnh: Dân Việt)

    Một số chuyên gia đã cố gắng tìm hiểu lý do cây khiêu vũ có được khả năng đặc biệt. (Ảnh: Dân Việt)

    Một số chuyên gia đã cố gắng tìm hiểu lý do cây khiêu vũ có được khả năng đặc biệt. Cách thức di chuyển của chúng được cho là cách để loại cây này nhận về nhiều ánh sáng Mặt trời nhất. Nói cách khác là một chiến lược sinh tồn.

    Cấu tạo cây khiêu vũ có nhiều khớp, tạo điều kiện để chúng di chuyển thuận lợi. Cây này bắt chước loài bươm bướm để ngăn chặn chính bươm bướm đẻ trứng lên lá cây.

    Cây thóc lép được sử dụng trong y học truyền thống để điều trị nhiều bệnh khác nhau như sốt, đau bụng, đau mắt, đau cổ, mất ngủ, đau khớp, viêm da, mẩn ngứa, và các bệnh phụ khoa. Bên cạnh đó, các chất trong cây thóc lép còn có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ky-la-loai-cay-ton-tai-o-viet-nam-biet-khieu-vu-khi-nghe-thay-am-thanh-a492548.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan