+Aa-
    Zalo

    Vì sao những kẻ đi bắt nạt đồng nghiệp lại hay được lòng sếp?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tại sao những người luôn đi bắt nạt đồng nghiệp lại luôn được thăng chức. Và có cách nào để đối phó với những con người khó chịu này ở công sở hay không?

    (ĐSPL) - Những kẻ hay đi bắt nạt nơi công sở lúc nào cũng gây áp lực cho đồng nghiệp của mình. Thế nhưng họ lại luôn được thăng tiến nhanh chóng. Tại sao lại như vậy?

    Những kẻ hay đi bắt nạt nơi công sở lúc nào cũng gây áp lực cho đồng nghiệp của mình. Chúng ta tự nói với bản thân rằng rồi có lúc họ sẽ phải trả giá cho những việc làm của mình. Thế nhưng họ lại luôn được thăng tiến nhanh chóng.

    Tại sao những người luôn đi bắt nạt đồng nghiệp lại luôn được thăng chức. Và có cách nào để đối phó với những con người khó chịu này ở công sở hay không?

    Một số người có ảnh hưởng trên trang Linkedin - một trang mạng định hướng kinh doanh bày tỏ quan điểm của mình. Dưới đây là hai trong số những quan điểm của họ.

    Bà Vanessa Edmonds, chủ tịch công ty RIM Solutions

    “Những người làm vườn không ngừng tìm kiếm các loại cây có khả năng chịu được hạn hán, lũ lụt và những điều kiện khắc nghiệt để trồng. Bằng cách này, họ sẽ thu được một mùa bội thu kể cả khi những cây khác đã chết”,  Edmonds viết.

    Tại sao sếp lại luôn đứng về phía những kẻ hay đi bắt nạt nơi công sở. Vấn đề này cũng giống như những loại cây kia. Nếu những cây cứng cáp sẽ ngăn được ánh nắng mặt trời và vươn lên khỏe mạnh còn những loại hoa yếu đuối như violet sẽ bị đè dập và chết.

    "Những kẻ chuyên đi bắt nạt ở nơi công sở cũng giống như những loại cây cứng cáp kia. Đó chính là lý do vì sao sếp hay lựa chọn những kẻ bắt nạt đồng nghiệp bên cạnh mình, còn những người làm việc tích cực thì không", theo Edmonds viết và dẫn một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý Quản lý.Theo Tạp chí này, "những kẻ chuyên đi bắt nạt thường nhận được những đánh giá tích cực từ sếp và mức độ thành công trong công việc lúc nào cũng cao hơn". Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng nhờ vào khả năng giao tiếp xã hội và khả năng nhạy bén với chính trị nơi công sở mà họ có thể bắt nạt được người khác nhưng vẫn được lòng sếp.

    Mục đích của sếp không phải là cân nhắc, nâng đỡ những kẻ hay đi bắt nạt mà đó là bởi vì họ không biết sự việc. "Nếu bạn là sếp và bạn thực sự muốn biết tại sao mình lại luôn ưa những kẻ bắt nạt", có 4 điều sau mà bạn nên tự hỏi chính mình, nếu câu trả lời là có rất có thể bạn cũng là người tạo cơ hội cho những kẻ bắt nạt. 4 điều đó là:

    “Bạn có ghét những người chuyên phàn nàn.Những người chuyên phàn nàn luôn xuất hiện trước mặt bạn, yêu cầu bạn đứng ra phân xử khi họ có tranh chấp, cãi vã. Họ không có khả năng cũng như không thể sẵn sàng giải quyết được những xung đột của chính họ", Edmonds viết. Ngược lại, những kẻ bắt nạt Ngược lại, những người bắt nạt không hề làm cho bạn bực mình với những việc nhỏ nhặt như thế này. Họ bắt nạt người khác mà bạn không thể biết được và với sự nhạy bén chính trị và xã hội họ vẫn giữ điềm tĩnh, ôn hòa và, quan trọng nhất, họ sẽ tỏ thái độ ngạc nhiên khi bạn hỏi họ về việc người khác than phiền.”

    "Bạn có thích những người trung thành. Cũng giống như những loài cây cứng cáp kia, những kẻ bắt nạt kia lại là những người bạn có thể tin tưởng được khi những người khác rời bỏ bạn. Họ rất khôn ngoan và họ hiểu rằng mỗi lần họ đẩy được "những kẻ than phiền không có năng lực" ra thì vị trí của họ ngày càng được nâng cao, Edmonds viết. "Họ luôn đứng ở một vị trí cao, bên cạnh bạn và không hề yêu cầu được đáp lại. Vì thế bạn luôn sẵn sàng thăng chức cho họ. Có thể bạn đã từng nghe họ ăn nói không đúng mực với đồng nghiệp một hoặc hai lần gì đó nhưng bạn tự nhủ rằng họ đang làm thế vì lợi ích của công ty hay đó chỉ là một việc riêng cá nhân.”

    Thậm chí ngay cả khi sếp biết họ bắt nạt đồng nghiệp nhưng không hề sa thải hoặc xử lý họ. Ảnh minh họa.

    Thậm chí ngay cả khi sếp biết họ bắt nạt đồng nghiệp nhưng không hề sa thải hoặc xử lý họ.

    "Cũng giống như những người làm vườn thường lựa chọn những cây cứng cáp để chắc chắn rằng chúng sẽ phát triển khỏe mạnh khi phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt. Đôi khi sếp cũng sử dụng tầm nhìn xa trông rộng để đưa ra quyết định giữ kẻ bắt nạt bên cạnh mình thay vì những người bị họ bắt nạt”, theo Edmonds giải thích. "Suy cho cùng, những kẻ bắt nạt đã chứng minh được họ có vị trí tốt nhất để đảm bảo sự phát triển của công ty, dù chỉ là trong thời gian ngắn”.

    Về lâu về dài, rất có thể đó lại là một chuyện khác. "Những kẻ bắt nạt quan tâm nhất đến sự thăng tiến chứ không phải là bạn với tư cách là sếp của họ. Chỉ đơn thuần là họ muốn lấy lòng bạn trước", Edemonds viết. "Nếu có cơ hội, có thể họ sẽ trở lên mạnh hơn bạn. Và nếu không may mắn, bạn có thể trở thành đối tượng bị họ bắt nặt. Cũng giống như chiếc lá khi ở ngoài tầm kiểm soát, bạn sẽ không thể làm gì để có thể ngăn chặn nó vì suy cho cùng bạn là người luôn ủng hộ nó trong suốt quá trình".

    Bà Sonia McDonald, giám đốc điều hành và nhà sáng lập LeadershipHQ

    “Vẫn có những người trong môi trường làm việc mà không có cách đào tạo hay cảm thông nào có thể chuyển hóa được. Những người chỉ vì yêu bản thân mình mà gây ra những rắc rối, gây cản trở công việc, gây lo lắng, tạo áp lực và thậm chí còn tạo ra một môi trường làm việc thù địch dù cho người khác có làm như thế nào để xoa dịu họ,” bà McDonald viết, “Nếu bạn có đồng nghiệp nào ở công ty của bạn giống như lời miêu tả thì cũng đừng lo lắng. Có những bước mà bạn có thể làm theo để đảm bảo mối quan hệ công việc suôn sẻ mặc dù không được lý tưởng.”

    Trong số những bước McDonanld gợi ý:

    "Hãy luôn khẳng định sự tự tin của bạn. Một trong những chiến lược mà những kẻ bắt nạt thường sử dụng để nâng cao vị thế của mình đó là làm cho người khác cảm thấy không tự tin về công việc của mình. Bạn cũng có thể là một chuyên gia trong lĩnh vực này và nên nhận ra rằng công việc của mình cũng có nhiều giá trị. Khi đó bạn sẽ tìm được những cách làm việc hiệu quả hơn để được sếp đánh giá cao hơn. Tìm kiếm những người bạn tin cậy ở xung quanh để chia sẻ và tham khảo quan điểm của họ", bà viết.

    "Luôn cởi mở. Thật khó để có thể nói chuyện, bày tỏ quan điểm một cách cởi mở cùng những kẻ bắt nạt nơi công sở, nhưng nếu bạn cứ im lặng mà không giao tiếp thì cũng không phải là một cách hay", McDonald viết. "Khi bạn phải cộng tác, làm việc cùng những người như thế, bạn phải nói ngắn gọn và bày tỏ rõ quan điểm về chủ đề của bạn. Hãy luôn nhận thức và kiểm soát sự tự tin, và luôn nhớ rằng những kẻ bắt nạt luôn muốn mình ở vị thế cao hơn người khác nên khi trình bày vấn đề cố gắng bày tỏ quan điểm theo hướng có lợi cho họ. Họ có thể đánh lạc hướng câu chuyện của bạn, vì thế đừng để mình bị rơi vào ngõ cụt không có đường ra. Hãy cố gắng giữ vững lập trường, quan điểm của mình trong mọi tình huống".

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-nhung-ke-di-bat-nat-dong-nghiep-lai-hay-duoc-long-sep-a81911.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan