+Aa-
    Zalo

    Cán bộ sai phạm được thăng chức - Tuyệt chiêu "trả bóng"?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Cán bộ không làm tròn trách nhiệm, có dấu hiệu bao che sai phạm nhưng vẫn được châm chước, bỏ qua. Lãnh đạo của công ty đại diện sở hữu vốn Nhà nước làm ăn thua lỗ nhiều năm lại được đề bạt lên vị trí cao hơn...

    (ĐSPL) - Cán bộ không làm tròn trách nhiệm, có dấu hiệu bao che sai phạm nhưng vẫn được châm chước, bỏ qua. Lãnh đạo của công ty đại diện sở hữu vốn Nhà nước làm ăn thua lỗ nhiều năm lại được đề bạt lên vị trí cao hơn...

    Đó là những nghịch lý khá phổ biến trong công tác cán bộ hiện nay mà có chuyên gia đã gọi là "hội chứng sai phạm để thăng tiến".

    Cán bộ sai phạm được thăng chức - Tuyệt chiêu
    Sai phạm ung dung chuyển công tác lên vị trí cao hơn. Ảnh  minh họa.

    Những kiểu thăng chức khó hiểu

    Liên tiếp những sai phạm của cán bộ thuế chi Cục thuế Tân Bình (TP.Hồ Chí Minh) bị dư luận bóc trần. Mới đây, cán bộ thuế của đơn vị này đã bị lực lượng công an bắt quả tang đang nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp. Những sai phạm như vậy kéo dài, lặp lại nhưng người đứng đầu chi Cục thuế Tân Bình lại không bị xem xét trách nhiệm.

    Trong vụ việc liên quan đến công ty cổ phần xây dựng xuất nhập khẩu Việt Long nợ ngân sách hơn 707 tỷ đồng có trách nhiệm của chi Cục thuế Tân Bình. Sai phạm về nâng khống giá trị in ấn, gây thất thoát tiền ngân sách đều giống nhau đã được kiểm điểm nghiêm túc nhưng ông Chi cục trưởng thì được cho về hưu sớm, hai cán bộ được thuyên chuyển công tác, còn ông Trần Quang Sanh (chi cục phó) được bổ nhiệm lên vị trí mới quyền Chi cục trưởng, chi Cục thuế Tân Bình.

    Tại nhiều địa phương người dân cũng bức xúc về chuyện sai phạm của cán bộ cơ sở không được cấp trên xử lý nghiêm khắc. Đó là trường hợp chính quyền xã Châu Thái có chủ trương xây dựng bia tưởng niệm liệt sỹ. Để thực hiện, xã huy động đóng góp trong dân với mức thu 100.000 đồng/hộ. Tại thời điểm đó, toàn xã Châu Thái có 1.301 hộ tuy nhiên, khi mới thu được 26,3 triệu đồng/26 hộ thì dừng lại. Số tiền thu được lãnh đạo xã đã dùng để chi trả cho việc xây dựng cơ bản. Từ đó tới nay, xã không thu thêm hộ dân nào nữa, số tiền đã thu cũng chưa trả lại cho các hộ dân. Trong khi đó tượng đài liệt sỹ vẫn chưa được xây dựng khiến người dân bất bình. Cộng thêm hàng loạt sai phạm song Chủ tịch UBND xã Châu Thái (Quỳ Hợp, Nghệ An) chỉ bị cảnh cáo. Oái oăm hơn, ông này còn được cơ cấu giữ chức Bí thư Đảng ủy xã với lý giải là... để khắc phục hậu quả đã gây ra trước đó.

    Ngay tại Hà Nội, dư luận vẫn không đồng tình về cách xử lý cán bộ có sai phạm. Đó là trường hợp cán bộ cấp dưới đi thi hộ cho Phó giám đốc sở TN&MT Hà Nội để lấy lòng sếp. Tuy nhiên, khi việc bị vỡ lở người thi hộ sếp đã bị kiểm điểm mức khiển trách về mặt Đảng và kiểm điểm về mặt chính quyền. Tuy nhiên, sau đó, cán bộ này đã được thăng chức lên Phó phòng Kế hoạch - Tổng hợp sở TN&MT. Trong khi đó, Phó Giám đốc sở TN&MT, người được cấp dưới tự ý thi hộ) được điều tham gia ban chấp hành, ban thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Quận ủy Long Biên!i Việc thăng chức, chuyển công tác được thực hiện khiến nhiều người dân cảm thấy bất ngờ và khó hiểu và cho rằng kỷ luật như vậy thì khó ngăn chặn được những sai phạm.

    Ngược lại những năm về trước, chính vì công tác cán bộ có những "châm chước" nên đã tiếp tay cho nhiều vụ án nghiêm trọng. Đó là trường hợp Nguyễn Thập Nhất liên quan đến vụ án Năm Cam, và mới đây là việc bổ nhiệm, thăng chức cho Dương Chí Dũng khi Vinalines liên tục làm ăn thua lỗ và trở thành "nhân vật trung tâm" của "đại án" tham nhũng vừa được xét xử trong thời gian qua.

    Sai phạm chưa được làm rõ không được thăng chức

    Trước những vụ việc cán bộ sai phạm, bị kỷ luật nhưng chỉ trong thời gian ngắn lại được thăng chức, đảm nhận vị trí cao hơn. Thứ trưởng bộ Nội vụ, Văn Tất Thu cho biết: Nghị định 34 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức nêu rõ, thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Chính vì thế, sau một năm hết hiệu lực kỷ luật, cán bộ đó phục hồi và sửa đổi được khuyết điểm thì vẫn được bổ nhiệm. Trong trường hợp sai phạm chưa rõ ràng, đang chờ kết luận điều tra thì cán bộ đó không được bổ nhiệm, thăng chức.

    Ông Lê Văn Cuông, ĐBQH khoá XII cũng khẳng định: Một cán bộ đang chịu mức kỷ luật thì không ai được đề bạt, cất nhắc. Phương châm kỷ luật cũng là để giáo dục và cảnh báo cho nên nó không phải là vĩnh viễn cả đời mà chỉ có giá trị trong một năm. Sau khi hết án kỷ luật, cán bộ đó mới có thể được đề bạt và thăng chức như những người khác. Về nguyên tắc, nếu đang bị kỷ luật hoặc chuyện kỷ luật đang có vấn đề thì cán bộ đó sẽ không được đề bạt. Còn những trường hợp đang bị kỷ luật, có sai phạm mà thuyên chuyển công tác bổ nhiệm vị trí cao hơn đó là điều không thể chấp nhận. Ở đây ta có thể đặt ra vấn đề, họ đã được cấp trên bao che, hoặc cố tình chạy chọt để thăng tiến lên vị trí khác nhằm chối bỏ trách nhiệm. Công tác tổ chức cán bộ còn nương nhẹ với sai phạm, che chắn, dung túng thì những sai phạm vẫn cứ nối tiếp nhau, người dân vẫn còn bức xúc.

    Thực tế, nhiều Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước nợ ngập đầu làm ăn thua lỗ mà sếp vẫn cứ ung dung tại vị, thậm chí có người còn được thăng chức. Dưới góc độ một chuyên gia kinh tế, khi nói về những người đứng đầu cơ quan Nhà nước khi làm ăn thua lỗ nhiều không bị xử lý, xem xét trách nhiệm mà lại được cất nhắc lên vị trí cao hơn, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng: "Hiện nay có thể thấy công tác cán bộ vẫn chưa rõ. Dẫn đến việc các cán bộ dù đúng dù sai vẫn có thể thăng chức. Có những người chỉ lên hoặc lên ngang, còn chưa có cơ chế xuống. Chính vì vậy mới dẫn đến hiện tượng ông làm ăn lỗ nhưng vẫn tiếp tục được lên chức. Bất cập hiện nay là ở chỗ không có tiêu chí đánh giá, bổ nhiệm và bắt buộc phải xuống chức khi có khuyết điểm".

    Cũng theo ông Phong, cơ chế trách nhiệm liên quan cũng chưa có vì thế việc bổ nhiệm người năng lực kém lên làm lãnh đạo cũng không ai chịu trách nhiệm. "Điều này khiến cho người ta có quyền bổ nhiệm bất cứ ai, miễn là có lợi cho mình. Còn sau đó làm ăn thế nào, không quan tâm", ông Phong khẳng định. 

    Thua lỗ, sai phạm trong kinh doanh nhận... "thẻ đỏ"

    Nghị định của Chính phủ quy định rõ Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước sẽ bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu để công ty mẹ lỗ 2 năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giao trong 2 năm liên tiếp. Vậy là các sếp lớn của các Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước sẽ khó có thể tiếp tục yên vị nếu để doanh nghiệp do mình đứng đầu thua lỗ dài dài như trước đây. Bởi vì, ai để doanh nghiệp mình lãnh đạo làm ăn bết bát sẽ bị nhận "thẻ đỏ" và rời sân thi đấu ngay. Và không chỉ các Tổng giám đốc để doanh nghiệp thua lỗ mà ngay trường hợp làm ăn không hiệu quả kéo dài cũng có thể bị thay thế. Sự ưu ái cho các "sếp lớn" trong khối doanh nghiệp sẽ chấm dứt. Đó cũng là tín hiệu vui trong công tác cán bộ!

    Minh Khánh

    Xem thêm clip ô tô lùi, đè lên đôi nam nữ đi đường:

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-bo-sai-pham-duoc-thang-chuc---tuyet-chieu-tra-bong-a21713.html
    Đi “thi hộ sếp” để cả sếp và “quân” đều được ... thăng chức

    Đi “thi hộ sếp” để cả sếp và “quân” đều được ... thăng chức

    (ĐSPL) - Sự việc “thi hộ sếp” gây chấn động dư luận xảy ra vào ngày 19/10/2011. Qua phản ảnh của học viên lớp tại chức chuyên viên chính khóa 2, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, buổi thi ngày 19/10, dù học viên Nguyễn Trọng Đông (lúc này là Phó Giám đốc sở TN&MT) không đến dự thi. Tuy nhiên, sau đó giám khảo đã phát hiện bài thi của ông Đông có người khác làm hộ.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đi “thi hộ sếp” để cả sếp và “quân” đều được ... thăng chức

    Đi “thi hộ sếp” để cả sếp và “quân” đều được ... thăng chức

    (ĐSPL) - Sự việc “thi hộ sếp” gây chấn động dư luận xảy ra vào ngày 19/10/2011. Qua phản ảnh của học viên lớp tại chức chuyên viên chính khóa 2, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, buổi thi ngày 19/10, dù học viên Nguyễn Trọng Đông (lúc này là Phó Giám đốc sở TN&MT) không đến dự thi. Tuy nhiên, sau đó giám khảo đã phát hiện bài thi của ông Đông có người khác làm hộ.

    Bộ trưởng Thăng: Cổ phần hóa 100\% sẽ công khai, minh bạch

    Bộ trưởng Thăng: Cổ phần hóa 100\% sẽ công khai, minh bạch

    “Cứ cổ phần hóa 100\% thì chắc chắn sẽ công khai, minh bạch và chắc chắn người được lợi là nhân dân.” – Bộ trưởng Thăng khẳng định, tại Hội nghị của Chính phủ về Triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước năm 2014-2015.

    Tinh giản 100.000 biên chế: Sai lầm từ khâu tuyển đầu vào

    Tinh giản 100.000 biên chế: Sai lầm từ khâu tuyển đầu vào

    (ĐSPL) - Đề xuất của bộ Nội vụ dự kiến tinh giản 100.000 công, viên chức khiến nhiều cán bộ lo lắng khi đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Trong số đó phải kể đến những thành phần "được gửi gắm", những người chuyên môn kém, năng lực hạn chế.