+Aa-
    Zalo

    Vì sao giáo viên bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên khi cải cách tiền lương?

    (ĐS&PL) - Việc có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ có thể là một trong những nguyên nhân cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề giáo viên cùng nhiều khoản phụ cấp khác khi thực hiện cải cách tiền lương.

    Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề. Do đó, đối với giáo viên, khi cải cách tiền lương được thực hiện sẽ bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề. Riêng quân đội, công an, cơ yếu vẫn được giữ lại khoản phụ cấp này để bảo đảm tương quan tiền lương quân đội, công an, cơ yếu với cán bộ, công chức.

    Báo Lao động đưa tin, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ, bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

    Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

    Như vậy, dựa vào nội dung nêu trên, việc có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ có thể là một trong những nguyên nhân cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề giáo viên cùng nhiều khoản phụ cấp khác khi thực hiện cải cách tiền lương.

    Cũng theo nội dung Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, về cơ bản, việc cải cách tiền lương sẽ không làm giảm lương. Cụ thể, lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong khu vực công sau cải cách sẽ đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Đối với người lao động trong doanh nghiệp, mức lương sẽ do từng doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên cũng đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.

    Khi thực hiện cải cách tiền lương, cách tính tiền lương của giáo viên sẽ có nhiều thay đổi. Cụ thể, cơ cấu tiền lương mới sau cải cách của giáo viên sẽ gồm ba bộ phận là lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng. Do đó, so với hiện nay, lương giáo viên trong khu vực công sẽ được bổ sung thêm tiền thưởng.

    vi sao giao vien bi cat bo phu cap them nien khi cai cach tien luong
    Khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27, giáo viên sẽ bị cắt bỏ phụ cấp thâm niên nghề. Ảnh minh họa

    Đồng thời, việc trả lương của giáo viên là viên chức sẽ không thực hiện theo hệ số x mức lương cơ sở như hiện nay mà được thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm, là con số cụ thể, đảm bảo không thấp hơn lương hiện nay đang được hưởng, cụ thể gồm: Một bảng lương chức vụ dành cho giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo trong trường học như Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng…; Một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng với giáo viên không giữ chức danh lãnh đạo. Bảng lương này sẽ bao gồm nhiều bậc lương và những người làm cùng mức độ phức tạp công việc thì lương bằng nhau, giáo viên sẽ được hưởng lương cao hơn nếu có điều kiện lao động cao hơn…

    Riêng giáo viên là người lao động thì sẽ được điều chỉnh lương tối thiểu vùng và được trả lương theo thỏa thuận giữa trường học với giáo viên đó gắn với năng suất và kết quả lao động.

    Theo như quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 27/NQ-TW thì tiền lương thấp nhất của giáo viên khi cải cách tiền lương như sau: Lộ trình cải cách tiền lương được thực hiện từng bước. Ban đầu, dự kiến từ năm 2021 tiền lương thấp nhất của giáo viên bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đã lùi và hoãn cải cách tiền lương đến thời điểm hiện tại.

    Nếu như vẫn thực hiện theo lộ trình cải cách tiền lương của Nghị quyết 27/NQ-TW thì năm 2024, tiền lương thấp nhất của giáo viên sẽ có thể cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

    XEM THÊM: Mưa lớn gây ngập sâu, nhiều tuyến đường bị chia cắt, hơn 20.000 học sinh miền núi Quảng Ngãi nghỉ học

    Ngoài ra, Nghị quyết 27 còn khẳng định, khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 thì mức lương mới của giáo viên sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

    Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của giáo viên cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng là đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của giáo viên phải bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

    Nghị quyết 27 cũng đã bổ sung thêm tiền thưởng trong cơ cấu tiền lương. Khi xây dựng bảng lương mới theo số tiền cụ thể căn cứ vào vị trí việc làm, trong cơ cấu tiền lương trong năm của giáo viên sẽ có thêm khoảng tiền thưởng.

    Trong đó, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương giáo viên trong năm đó mà không bao gồm phụ cấp.

    Giáo viên sẽ được sắp xếp lại các khoản phụ cấp

    Cũng giống cán bộ, công chức, viên chức khác, giáo viên là viên chức sẽ được sắp xếp lại chế độ phụ cấp khi cải cách tiền lương. Tuy nhiên, dù sắp xếp lại thì cơ cấu phụ cấp của giáo viên vẫn phải chiếm 30% tổng quỹ lương. Cụ thể:

    Vẫn giữ lại các loại phụ cấp: Phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, khu vực, trách nhiệm công việc, lưu động…

    Gộp các loại phụ cấp: Phụ cấp ưu đãi theo nghề, trách nhiệm theo nghề, độc hại nguy hiểm thành phụ cấp theo nghề; phụ cấp đặc biệt, thu hút và trợ cấp công tác lâu năm thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn…

    Bãi bỏ các khoản phụ cấp: Thâm niên nghề, chức vụ lãnh đạo, công tác Đảng đoàn thể chính trị - xã hội, công vụ…

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-giao-vien-bi-cat-bo-phu-cap-tham-nien-khi-cai-cach-tien-luong-a599467.html
    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Bác sĩ làm việc tại bệnh viện công cũng thuộc đối tượng được áp dụng mức lương mới nếu nội dung cải cách chính sách tiền lương được thông qua. Với cách tính lương dự kiến thay đổi vào 1/7/2024, các bác sĩ sẽ có bảng lương mới. Vậy mức lương thấp nhất của bác sĩ khi không còn hệ số lương cơ bản sẽ là bao nhiêu?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Bác sĩ làm việc tại bệnh viện công cũng thuộc đối tượng được áp dụng mức lương mới nếu nội dung cải cách chính sách tiền lương được thông qua. Với cách tính lương dự kiến thay đổi vào 1/7/2024, các bác sĩ sẽ có bảng lương mới. Vậy mức lương thấp nhất của bác sĩ khi không còn hệ số lương cơ bản sẽ là bao nhiêu?

    Bộ trưởng Nội vụ: Ưu tiên lương nhà giáo cao nhất thang bảng lương khi cải cách tiền lương

    Bộ trưởng Nội vụ: Ưu tiên lương nhà giáo cao nhất thang bảng lương khi cải cách tiền lương

    Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp. “Điều này là nhất quán”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Quốc hội chính thức thông qua việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024

    Quốc hội chính thức thông qua việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024

    Từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Trung ương khóa XII. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương được bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước.