+Aa-
    Zalo

    Quốc hội chính thức thông qua việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024

    (ĐS&PL) - Từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Trung ương khóa XII. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương được bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước.

    Nguồn tin trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, 8h ngày 10/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, đồng thời Chính phủ trình Quốc hội 01 dự thảo nghị quyết và 2 dự án Luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. 

    Theo đó, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

    quoc hoi thong qua nghi quyet ve du toan ngan sach nha nuoc nam 2024
    Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

    Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 466 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,33%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

    Theo nghị quyết của Quốc hội, năm 2024, thu ngân sách Nhà nước là hơn 1,7 triệu tỷ đồng. Quốc hội cũng đồng ý chuyển 19.040 tỷ đồng cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư của một số địa phương sang bố trí dự toán năm 2024 để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.

    Với chi ngân sách, Quốc hội "chốt" trong năm 2024, chi hơn 2,1 triệu tỷ đồng. Tổng mức vay của ngân sách Nhà nước là 690.553 tỷ đồng.

    VietNamnet đưa tin, theo nghị quyết, từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 ngày 21/5/2018 của Trung ương khóa XII. Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương được bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách Nhà nước. 

    Cùng với cải cách tiền lương, nghị quyết của Quốc hội nêu rõ, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. 

    Với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước của Trung ương đang thực hiện các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù thì từ 1/1/2024 đến ngày 30/6/2024, tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 12/2023. 

    Mức hưởng theo cơ chế đặc thù này không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc năm 2024. 

    Bên cạnh đó, nghị quyết Quốc hội nêu rõ, tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì chỉ thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. 

    Sẽ bãi bỏ tất cả cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước từ 1/7/2024. Đồng thời, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn...) của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước không tiếp tục áp dụng. 

    quoc hoi thong qua nghi quyet ve du toan ngan sach nha nuoc nam 20240
    Quốc hội tiến hành biểu quyết. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội

    Chính phủ được giao tổ chức thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp 8. Quốc hội yêu cầu bộ, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục thực hiện giải pháp tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương theo quy định. 

    Các bộ, ngành, địa phương được phép tiếp tục loại trừ một số khoản thu khi tính số tăng thu ngân sách địa phương dành để cải cách tiền lương như quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 34 ngày 13/11/2021 của Quốc hội.

    Liên quan đến vấn đề cải cách tiền lương, Dân trí đưa tin, trong quá trình thảo luận ở hội trường và tổ, nhiều ý kiến đại biểu đề nghị cần tính toán thận trọng, cân đối hợp lý, có lộ trình phù hợp, bảo đảm công bằng xã hội.

    Các đại biểu cũng cho rằng, cần phải thực hiện đồng bộ giữa việc điều chỉnh mức lương cơ sở cùng với đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tinh giản biên chế gắn với xây dựng vị trí việc làm; có chính sách phù hợp, tránh cào bằng.

    Trong báo cáo giải trình tiếp thu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng những ý kiến này hoàn toàn xác đáng, đề nghị Chính phủ tiếp thu, có báo cáo tổng thể chính sách cải cách tiền lương và cân đối nguồn lực trong thực hiện cải cách tiền lương giai đoạn 2024-2026 và dự báo đến năm 2030 gửi đại biểu.

    Trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, Quốc hội nhấn mạnh phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tại, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

    Chính phủ được giao chỉ đạo triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bảo đảm hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước.

    Bảo An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quoc-hoi-chinh-thuc-thong-qua-viec-cai-cach-tien-luong-tu-172024-a598878.html
    Bộ trưởng Nội vụ: Ưu tiên lương nhà giáo cao nhất thang bảng lương khi cải cách tiền lương

    Bộ trưởng Nội vụ: Ưu tiên lương nhà giáo cao nhất thang bảng lương khi cải cách tiền lương

    Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp. “Điều này là nhất quán”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bộ trưởng Nội vụ: Ưu tiên lương nhà giáo cao nhất thang bảng lương khi cải cách tiền lương

    Bộ trưởng Nội vụ: Ưu tiên lương nhà giáo cao nhất thang bảng lương khi cải cách tiền lương

    Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp. “Điều này là nhất quán”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Sau cải cách tiền lương: Mức lương thấp nhất của bác sĩ thay đổi như thế nào?

    Bác sĩ làm việc tại bệnh viện công cũng thuộc đối tượng được áp dụng mức lương mới nếu nội dung cải cách chính sách tiền lương được thông qua. Với cách tính lương dự kiến thay đổi vào 1/7/2024, các bác sĩ sẽ có bảng lương mới. Vậy mức lương thấp nhất của bác sĩ khi không còn hệ số lương cơ bản sẽ là bao nhiêu?