+Aa-
    Zalo

    Vi phạm nồng độ cồn 0,3 mg/lít bị phạt bao nhiêu tiền?

    (ĐS&PL) - Bạn vừa "lai rai" vài ly bia rượu và tự tin rằng nồng độ cồn 0.3 không đáng lo? Hãy dừng lại và đọc kỹ bài viết dưới đây trước khi cầm lái.

    Vi phạm nồng độ cồn 0.3 mg/lít phạt bao nhiêu?

    Lái xe sau khi uống rượu, bia đe dọa sự an toàn của bản thân và những người xung quanh. Do đó, nhà nước đã có quy định nghiêm ngặt để xử lý những người lái xe khi đã uống rượu, bia và đảm bảo người tham ra giao thông không lái xe khi đã dùng đồ uống có cồn. Quy định như sau:

    Dựa trên Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn được thiết lập như sau: Đối với hành vi điều khiển mô tô với nồng độ cồn vượt quá 0.3 mg/lít khí thở, người lái xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Mức phạt này còn áp dụng khi nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam trên 100 mililit máu hoặc trong hơi thở, hoặc lớn hơn 0.25 miligam đến 0.4 miligam/lít khí thở.

    Đối với người lái xe mô tô, hình thức xử phạt bổ sung còn có thể bao gồm việc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. Điều này nhấn mạnh sự nghiêm túc của nhà nước khi tiến hành xử phạt sai phạm liên quan đến cồn, đặt ra một mức phạt cao để đảm bảo tính hiệu lực của biện pháp xử phạt.

    Vi phạm nồng độ cồn 0,3 mg/lít bị phạt bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người

    Vi phạm nồng độ cồn 0,3 mg/lít bị phạt bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người

    Có được đóng phạt qua bưu điện khi điều khiển xe máy có nồng độ cồn 0.3mg/lít khí thở

    Căn cứ Mục 3 của Nghị quyết 10/NQ-CP về việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Chính phủ thống nhất cho phép thực hiện dịch vụ thu; nộp hộ tiền phạt vi phạm hành chính và chuyển phát giấy tờ tạm giữ cho người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi toàn quốc qua hệ thống bưu điện.

    Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định, trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;”

    Như vậy, kể từ ngày Nghị quyết 10/NQ-CP có hiệu lực thi hành là ngày 04/02/2016 thì người vi phạm luật giao thông sẽ được phép nộp tiền phạt và nhận các giấy tờ qua đường bưu điện thay vì phải trực tiếp đến nhận Quyết định xử phạt, nộp phạt rồi đem biên lai nộp tiền đến trụ sở cảnh sát giao thông nhận lại giấy tờ xe.

    Tuy nhiên, có ba trường hợp không được phép nộp phạt qua đường bưu điện đó là:

    – Các vi phạm đang trong quá trình xác minh, xem có hay không có hành vi vi phạm; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

    – Các vi phạm có dấu hiệu hình sự.

    – Các vi phạm có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vi-pham-nong-o-con-0-3-mg-lit-bi-phat-bao-nhieu-tien-a436838.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan