Theo CNN, khi Nữ hoàng Anh Elizabeth II qua đời, toàn bộ kế hoạch và lịch trình của Hoàng gia Anh trong 2 tuần tiếp theo đều đã được lên kế hoạch chi tiết và thậm chí đã được bà phê duyệt. Trong nhiều thập kỷ qua, đã có những cuộc họp giữa các cơ quan liên quan, từ chính quyền trung ương và địa phương tới quân đội, tôn giáo và đại diện 14 quốc gia nơi Nữ hoàng làm nguyên thủ quốc gia để bàn về cách kế hoạch chi tiết khi bà qua đời.
Trong đó, cờ Liên minh sẽ được treo rủ trên các toà nhà ở Vương quốc Anh còn lá cờ Tiêu chuẩn Hoàng gia, lá cờ riêng của quốc vương, vẫn được giữ nguyên và không được hạ xuống.
Với sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II, tương lai Hoàng gia Anh sẽ có nhiều sự thay đổi. Trong đó, Thái tử Charles sẽ chính thức lên ngôi, trở thành Vua Charles quốc vương mới của đất nước. Ông sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia không chỉ ở Vương quốc Anh mà còn ở 14 quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác bao gồm Úc và Canada.
Ông cũng sẽ trở thành người đứng đầu Khối thịnh vượng chung gồm 56 thành viên. Tuy nhiên, đó không phải là vị trí cha truyền con nối, sự kế vị của ông đã được các nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung đồng ý tại một cuộc họp ở London vào năm 2018.
Vua Charles cũng đang đảm nhận vị trí người đứng đầu Lực lượng vũ trang Anh, cơ quan tư pháp và dịch vụ dân sự, đồng thời là Thống đốc tối cao của Giáo hội Anh.
Theo đó, hội đồng sẽ họp tại Cung điện St James ở thủ đô London (Anh), công bố sự ra đi của vị cố quốc vương và xác nhận Vua Charles lên ngôi. Vị vua mới Tuyên ngôn từ ban công cung điện và sẽ có tiếng súng danh dự được bắn.
Với việc Vua Charles lên ngôi, danh sách người thừa kế của Hoàng gia Anh cũng đã có sự thay đổi. Trong đó, Hoàng tử William sẽ trở thành người thừa kế đầu tiên của Vua Charles. Tiếp đó lần lượt là các con của anh bao gồm Hoàng tử George, Công chúa Charlotte và Hoàng tử Louis. Hoàng tử Harry đứng ở vị trí thứ 5 trong hàng ngũ người thừa kế.
Sự ra đi của Nữ hoàng Elizabeth II sẽ để lại nhiều thay đổi trong Hoàng gia Anh và bản thân Vương quốc Anh, dặc biệt trong thời gian đất nước đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng. Nước Anh đã thay đổi sâu sắc trong 70 năm kể từ khi Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi, và bà đã đảm nhận nhiệm vụ khó khăn, có lẽ là bất khả thi, là bảo tồn một thể chế mà về nguyên tắc đã tồn tại từ lâu trong lịch sử.
Theo bài đăng của Rutgers Universtity, chế độ quân chủ vẫn tồn tại dưới thời trị vì của Nữ hoàng ElizabethII nhưng nó đã phải thay đổi, và đã mất đi một số tôn chỉ tự động mà chế độ này từng truyền cảm hứng. Ở nhiều điểm khác nhau, Nữ hoàng Elizabeth II đã cho phép các nỗ lực hiện đại hóa chế độ quân chủ trong khi vẫn bảo tồn những gì còn lại của quá khứ. Đây sẽ là nhiệm vụ mới của tân quốc vương và sẽ là một trong những thách thức lớn của Hoàng gia Anh khi Nữ hoàng Elizabeth II qua đời.
Minh Hạnh (Theo CNN, Rutgers University)