+Aa-
    Zalo

    Từ 2015, phải tăng lương tối thiểu từ 18- 19\% mỗi năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Để đảm bảo được lộ trình đến năm 2017 lương tối thiểu có thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, những năm tới, mỗi năm phải tăng khoảng 18\% - 19\%

    (ĐSPL) - Để đảm bảo được lộ trình đến năm 2017 lương tối thiểu có thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, những năm tới, mỗi năm phải tăng khoảng 18\% - 19\%.

    Theo tin tức trên VOV, để lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động vào năm 2017, Chính phủ chủ trương kiên trì lộ trình tăng lương tối thiểu vùng. Theo đó, từ năm 2015 lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh tăng thêm 15\%, mức tăng từ 300.000 - 400.000 đồng tùy theo từng vùng.

    Để đảm bảo được lộ trình đến năm 2017 lương tối thiểu có thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, những năm tới, mỗi năm phải tăng khoảng 18\% - 19\%, nếu chậm sang năm 2018 thì mỗi năm tăng khoảng 15\%.

     Lương tối thiểu phải tăng từ 18- 19\% mỗi năm. (Ảnh minh họa)

    Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, chính sách lương vẫn đi theo 3 nhịp. Thứ nhất là thực hiện Bộ luật Lao động, điều chỉnh lương tối thiểu lên. Tiền lương của người lao động được tăng lên một phần, nhờ đó mà có thể ổn định được tình hình.

    Thứ 2 là tiếp tục lương thị trường, tức là tăng cường đối thoại thương lượng. Tại các doanh nghiệp bây giờ thực hiện tốt hơn đối thoại thương lượng và trong đối thoại thương lượng có nội dung rất quan trọng đó là vấn đề tiền lương.

    Thứ 3 là tiếp tục thực hiện chính sách lương của khu vực Nhà nước gắn với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó tập trung việc gắn lương với hiệu quả năng suất lao động.

    Năm 2014, tiền lương bình quân của người lao động trong khu vực doanh nghiệp đạt 5,11 triệu đồng/người/tháng, thu nhập bình quân đạt 5,4 triệu đồng/người/tháng; tăng khoảng 6\% so với năm 2013 (các năm trước tăng khoảng 13\% - 15\%).

    Với mức tăng lương như vừa qua, tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước vẫn đứng đầu, bình quân khoảng 7 triệu đồng/người/tháng. Còn mức lương ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng; ở khối doanh nghiệp dân doanh khoảng 4,3 triệu đồng/người/tháng.

    Tuy nhiên, với mức lương của năm qua, nếu loại trừ yếu tố trượt giá là 4,08\% thì tiền lương, thu nhập thực tế của người lao động cải thiện không đáng kể.

    Ngoài ra, từ năm 2015 những đối tượng sau sẽ được tăng lương, trợ cấp

    Tiền lương làm thêm giờ ngày lễ, Tết được hưởng 300\%

    Một trong những nội dung của Nghị định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động do Chính phủ vừa ban hành quy định làm thêm giờ ngày lễ, Tết được hưởng 300\% lương.

    Theo đó, Nghị định quy định tiền lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm; cụ thể, ngày thường, ít nhất bằng 150\%; ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200\%; ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300\%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

    Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định ở trên chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.

    Một số đối tượng được tăng 8\% lương và trợ cấp

    Theo Nghị quyết 78/2014/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 của Quốc hội, cũng từ năm 2015, sẽ điều chỉnh tăng 8\% lương cho đối tượng có thu nhập thấp, bao gồm các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống) từ ngày 01/01/2015.

    Ngoài ra, theo Nghị định 27/2014/NĐ-CP mức lương với người lao động giúp việc gia đình được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2012 và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Như vậy, mức lương đối với người giúp việc gia đình cũng phải thay đổi theo mức lương tối thiểu vùng mới từ ngày 01/01/2015.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-2015-phai-tang-luong-toi-thieu-tu-18--19-moi-nam-a84818.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan