+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc mang cả hạm đội đấu với tàu chấp pháp Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thời gian qua, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu chiến, trong đó có 2 tàu đổ bộ 20.000 tấn để bảo vệ giàn khoan, ngăn chặn tàu chấp pháp Việt Nam.

    Thời gian qua, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu chiến, trong đó có 2 tàu đổ bộ 20.000 tấn để bảo vệ giàn khoan, ngăn chặn tàu chấp pháp Việt Nam.

    Trong thời gian hai tuần hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng đến hàng chục tàu chiến, làm lực lượng nòng cốt, là chỗ dựa cho các lực lượng khác bảo vệ cho hoạt động phi pháp của giàn khoan Hải Dương-981 trên thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    Tàu hộ vệ tên lửa 534 Kim Hoa của Trung Quốc 
    Bắt đầu từ khi cắm giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng tàu hộ vệ tên lửa Type 053H1 số hiệu 534 Kim Hoa và các tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754 cùng với tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786.
    Tàu hộ vệ tên lửa đầu tiên của Trung Quốc được xác định có mặt tại vòng bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 là chiếc “Kim Hoa” mang số hiệu 534, vốn là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ II (Type 053H1).
    Các tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc Type 037 của Trung Quốc cũng bị phát hiện liên tục có mặt từ ngày đầu giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng biển Việt Nam. Tàu chiến này được trang bị 2 bệ pháo 2 nòng 100 mm, Type 79, 4 pháo phòng không hai nòng cỡ 37 mm, 2 ống phóng rocket chống tàu ngầm Type 81, 2 bệ súng cối Type 62 và 6 tên lửa diệt hạm Thượng Du-1 (SY-1).Tàu hộ vệ Kim Hoa thuộc một trong những lớp tàu chiến đầu tiên của Trung Quốc, được chế tạo trong khoảng thời gian cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Nó được đóng tại xưởng đóng tàu Hộ Đông - Thượng Hải, có lượng giãn nước đầy tải 1.702 tấn, dài 103,2m, thủy thủ đoàn 190 người và có tốc độ di chuyển 28 knot (52 km/giờ).Loại tàu này có chiều dài 62,8 m, rộng 7,2m, mớn nước 2,4m với lượng giãn nước toàn tải đạt 478 tấn. Tàu có hành trình tối đa 1390km với vận tốc tuần tra trung bình 18 hải lý/h (33hm/h), tốc độ tối đa 28 hải lý/h (52 km/giờ), thủy thủ đoàn 71 người.Chiếc đầu tiên là tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Hậu Tân (Type 037-1G) mang số hiệu 752 “Tam Đô”, chiếc thứ 2 mang số hiệu 753 Đông An và chiếc thứ 3 là 754 Dư Khánh cùng lớp Hậu Tân đã giáp mặt với tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
    Vũ khí được trang bị trên tàu tên lửa tấn công nhanh thuộc lớp Hậu Tân gồm 4 tên lửa, có thể sử dụng tất cả các dòng tên lửa YJ-8 như YJ-81/82/83, nhưng chủ yếu sử dụng tên lửa YJ-82 (C-802) tầm bắn 120km. Ngoài ra, tàu còn được lắp 4 khẩu pháo 37 mm Type 76A và 4 súng máy hai nòng Type 69, cỡ nòng 14,5mm.
     Tàu tên lửa tấn công nhanh Type 037-1G số hiệu 752 “Tam Đô”

    Một chiếc tàu khác cũng thuộc Type 037 là tàu tuần tiễu săn ngầm lớp Hải Thanh (Type 037-IS) mang số hiệu 786 Vạn Ninh cũng có mặt trong số những tàu chiến bảo vệ cho giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam. Các tàu cao tốc tên lửa loại này không còn xa lạ gì với lực lượng hải quân Việt Nam vì 2 tàu 752 “Tam Đô” và 753 Đông An đã từng tham gia tuần tra liên hợp trên khu vực vịnh Bắc Bộ với hải quân nước ta hồi giữa năm 2012.

    Tàu chiến loại này là phiên bản cải tiến của tàu săn ngầm lớp Hải Nam (Type 037). Nó có chiều dài 62,8 m, rộng 7,2m, với lượng giãn nước toàn tải đạt 478 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/h (52 km/giờ), thủy thủ đoàn 71 người. Tàu có hành trình tối đa 1390km với vận tốc tuần tra trung bình 18 hải lý/h (33hm/h).

     Tàu tuần tiễu săn ngầm Type 037-IS 786 Vạn Ninh

    Không dừng lại ở đây, bắt đầu từ ngày 14-5, đồng thời với việc gia tăng số lượng tàu bảo vệ lên con số 99 chiếc, Trung Quốc đã điều động thêm nhiều tàu hải quân đến khu vực giàn khoan, trong đó có cả những tàu chiến thuộc dạng lớn nhất của hải quân Trung Quốc. Hỏa lực trên tàu gồm 2 bệ pháo tự động Type 76F cỡ 37mm (các tàu đời đầu sử dụng pháo nhân công), 2 súng máy hạng nặng cỡ nòng 14,7 mm và 2 ống phóng rocket chống ngầm nước sâu Type 87, 2 cụm 2 ống phóng bom chống ngầm và các ống phóng thủy lôi.

    Được biết, một số tàu hải quân Trung Quốc đã hiện diện ở khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép từ mấy ngày qua nhưng không tham gia truy cản các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển của ta. Tuy nhiên, trong 2 ngày gần đây các tàu này đã bắt đầu cản đường, ngáng trở tàu ta thực hiện nhiệm vụ chấp pháp.

     Máy bay trực thăng hải quân Z-9 của Trung Quốc bay trên đầu tàu công vụ của ta
    Theo các trang mạng Trung Quốc, tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 571 Vận Thành cũng đã có mặt ở khu vực này từ tối hôm 14-5. Trong một bức ảnh do phóng viên Việt Nam chụp và đưa lên báo, có 1 tàu bảo vệ cạnh giàn khoan Hải Dương 981 được cư dân mạng Trung Quốc xác định là tàu khu trục tên lửa Type 052B. Trong 2 ngày 14 và 15-5, số lượng tàu Trung Quốc vẫn tăng lên không ngừng, thậm chí chúng còn được tăng cường thêm các tàu hộ vệ và khu trục hiện đại nhất của Trung Quốc, đặc biệt là 2 tàu đổ bộ mang số hiệu 998 và 999 (Côn Luân Sơn và Tỉnh Cương Sơn). Đây là 2 tàu đổ bộ lớn nhất của hải quân Trung Quốc, có lượng giãn nước khoảng trên 20.000 tấn.
    Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng cả máy bay tuần tiễu trinh sát cánh cố định Y-8 và trực thăng hải quân Z-9 bay lượn trên đầu các tàu chấp pháp công vụ Việt Nam nhằm thị uy. Ngoài ra, mấy hôm nay, thỉnh thoảng cũng có một vài tốp máy bay chiến đấu của không quân - hải quân Trung Quốc lượn lờ trên bầu trời, xâm phạm vào không phận của Việt Nam.
    Trung Quốc sử dụng máy bay trinh sát cánh cố định Y-8 (ảnh trên) bay qua trinh sát khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (ảnh dưới)
    Tàu được trang bị đầy đủ tính năng chống hạm, chống ngầm và phòng không. Vũ khí chính trên tàu gồm có 48 quả tên lửa phòng không Shtil-1 (diệt mục tiêu ở tầm xa đến 32km), có tầm bắn 30km; 16 quả tên lửa chống hạm C-802, tầm phóng 120km; 1 bệ pháo hạm 100mm; 2 khẩu pháo phòng không tầm gần 30mm và 1 trực thăng hạm. Tàu khu trục đầu tiên thuộc Type 052B mang tên “Quảng Châu” được hạ thủy năm 2004. Lớp tàu này có có lượng giãn nước thông thường 5300, đầy tải 5600 tấn. Nó có chiều dài 155,2m, rộng 17,2m, cao 35m, tốc độ tuần tra 18 hải lý, tối đa 27 hải lý, hành trình tối đa 4000 hải lý.
    Bắt đầu từ trưa ngày 14-5, 2 tàu đổ bộ hạng nặng mang số hiệu 998 và 999 (Côn Luân Sơn và Tỉnh Cương Sơn) thuộc Type 071, có lượng giãn nước lớn nhất của hải quân Trung Quốc (trên 20.000 tấn) bắt đầu xuất hiện để ngăn chặn tàu Cảnh sát biển CSB-8003 của ta.
     Trung Quốc sử dụng máy bay trinh sát cánh cố định Y-8 (ảnh trên) bay qua trinh sát khu vực giàn khoan Hải Dương 981 (ảnh dưới)
    Nó thuộc dạng tàu vận tải đổ bộ binh lính và các phương tiện tác chiến như: Tàu đổ bộ đệm khí, tàu xung phong, xe chiến đấu các loại và binh lính lên bờ. Tàu đổ bộ Type 071 có thể hợp thành với tàu khu trục thành một biên đội tác chiến đổ bộ lập thể. Tàu đổ bộ Type 071 có lượng giãn nước lớn nhất trong biên chế hải quân Trung Quốc. Chiếc đầu tiên mang số hiệu 998 Côn Luân Sơn được hạ thủy tháng 12/2006, do nhà máy đóng tàu Phố Đông-Thượng Hải đóng, chiếc thứ 2 thuộc Type 071 mang số hiệu 999 Tỉnh Cương Sơn hạ thủy ngày 8/11/2010.
    Các tham số cơ bản:
    - Chiều dài: 210m, rộng: 28m, mớn nước 7m, lượng giãn nước 20.000 tấn. Tàu được lắp đặt 4 động cơ Diezen với hệ thống động lực 2 trục đẩy.
    - Vũ khí: Phía đầu tàu gắn 1 bệ pháo hạm 76 mm kiểu mới, 2 bên thân là 2 bệ pháo phòng không tầm gần. Ngoài ra tàu còn lắp đặt 8 ống phóng nhiễu kim loại tầm gần để đánh lừa tên lửa chống hạm địch.
     Hình ảnh của 1 trong 2 chiếc tàu đổ bộ Type 071 Trung Quốc
    Tàu đổ bộ Type 071 có thể chuyên chở hơn 800 lính hải quân đánh bộ, sàn chuyên chở thiết giáp có thể mang theo 24-32 chiếc xe đột kích lưỡng thê tốc độ cao loại ZBD-05 hoặc xe thiết giáp lưỡng thê loại 63A. Boong máy bay có thể đồng thời cất, hạ cánh 2 chiếc trực thăng hạng trung Z-8, nhà kho máy bay có thể chứa được 3-4 chiếc. Hầm chứa tàu đổ bộ có thể mang theo 4 tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn.Lượng chuyên chở:
    Theo thông tin từ các trang mạng Trung Quốc, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A mang số hiệu 571 Vận Thành đã đến khu vực bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 vào ngày 14-5. Đây là loại tàu hộ vệ tiên tiến nhất trong biên chế hải quân Trung Quốc, được NATO định danh thuộc lớp Giang Khải 2.
    Loại tàu hộ vệ này có chiều dài 134m, rộng 16m, mớn nước 5m, lượng giãn nước không tải 3600 tấn, đầy tải 4053 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3800 hải lý (với vận tốc tuần tra 18 hải lý/h), thủy thủ đoàn 190 người.
    Cư dân mạng Trung Quốc cho biết, tàu hộ vệ tên lửa Type 054A số hiệu 571 Vận Thành đã đến khu vực giàn khoan ngày 14-5
    Tàu được lắp đặt 8 đơn nguyên phóng thẳng đứng (mỗi đơn nguyên 4 ống phóng) dùng chung cho tên lửa chống ngầm và tên lửa phòng không HHQ-16. (Hải Hồng Kỳ 16 - phiên bản hải quân của loại tên lửa phòng không tầm thấp, cận trung HQ-16), 1 máy bay trực thăng chống ngầm quốc nội Z-9C hoặc trực thăng Nga Ka-28.Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: 1 pháo hạm AK-176 do Nga sản xuất, 1 pháo hạm quốc nội PJ-76 loại 76mm; 2 hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần 7 nòng H/PJ12 và AK-630 loại 30mm; 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm, phóng ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Y-7; 2 cụm 6 ống phóng rocket chống ngầm nước sâu Type 87; 2 bệ phóng loại 18 nòng rocket gây nhiễu Type 726-4.
    Với sự tham gia của các tàu hộ vệ và khu trục tên lửa, các tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu tuần tiễu chống ngầm và cả tàu đổ bộ hạng nặng cùng với máy bay tuần tiễu trên biển, trực thăng hải quân, có thể nói là Trung Quốc đã huy động gần như đủ cả các thành phần của một hạm đội hải quân tham gia ngăn chặn các tàu công vụ Việt Nam.
     Tàu chấp pháp Việt Nam vẫn hiên ngang tiến tới trong vòng vây chiến hạm Trung Quốc
    Ông này và Giám đốc điều hành Công ty cổ phần hữu hạn dịch vụ mỏ dầu Trung Quốc (COSL) Lý Dũng đã trắng trợn vu khống, các tàu Việt Nam "đều được trang bị vũ khí tối tân", đồng thời cử nhiều “người nhái” thả lưới cá và các chướng ngại vật lớn để ngăn chặn Trung Quốc, trong khi tàu Trung Quốc “chỉ có tàu chấp pháp công vụ và tàu phục vụ dân sự”.Thế mà trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9-5, Phó Vụ trưởng Vụ biên giới biển - Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương còn leo lẻo phủ nhận hoàn toàn việc Trung Quốc đem tàu quân sự tới khu vực này và đổ lỗi cho Việt Nam “chủ động đem tàu quân sự tới khiêu khích” và xâm hại tới an toàn của nhân viên và các thiết bị trên tàu Trung Quốc?!
    Tuy tập trung số lượng tàu đông đảo như vậy nhưng hiện Trung Quốc vẫn ở thế bị động trước sự kiên cường và chiến thuật hợp lý của lực lượng tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam. Trong ngày 15-5, bán kính bảo vệ của các tàu của Trung Quốc đã bị thu hẹp đáng kể và chỉ kiểm soát được trong phạm vi 6,5 hải lý.
    Các tàu Cảnh sát Biển và Kiểm ngư Việt Nam vẫn khôn khéo tổ chức đội hình, luồn lách tránh tàu Trung Quốc, tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 ở khoảng cách 5 hải lý để tuyên truyền khẳng định chủ quyền đồng thời yêu cầu các tàu bảo vệ của Trung Quốc và giàn khoan rời khỏi vùng biển của Việt Nam, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-mang-ca-ham-doi-dau-voi-tau-chap-phap-viet-nam-a33226.html
    Vì sao thế giới phản đối Trung Quốc?

    Vì sao thế giới phản đối Trung Quốc?

    (ĐSPL) - Những sự kiện diễn ra gần đây liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương-981 ở Biển Đông bộc lộ làn sóng phản đối Trung Quốc ở nhiều nơi trên thế giới.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vì sao thế giới phản đối Trung Quốc?

    Vì sao thế giới phản đối Trung Quốc?

    (ĐSPL) - Những sự kiện diễn ra gần đây liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương-981 ở Biển Đông bộc lộ làn sóng phản đối Trung Quốc ở nhiều nơi trên thế giới.