+Aa-
    Zalo

    Trẻ mắc COVID-19 nên bổ sung và tránh những thực phẩm nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi trẻ mắc COVID-19 được điều trị tại nhà, gia đình cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của con bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào.

    Theo Tài liệu hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà của bộ Y tế, khi trẻ nhiễm bệnh được điều trị tại nhà, gia đình cần theo dõi tình trạng dinh dưỡng của con bằng cân nặng và lượng thức ăn trẻ ăn vào.

    Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn cân đối các nhóm chất, cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi, sữa... thì gia đình cần quan tâm đến trọng lượng của trẻ.

    Nếu trẻ bị sụt cân 1 - 2%/tuần, lượng thức ăn trẻ ăn vào <70% nhu cầu bình thường so với tuổi, cha mẹ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn thích hợp và tư vấn cụ thể.

    tre mac covid 19
    Ảnh minh họa. Ảnh: TTXVN.

    Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ là F0 được điều trị tại nhà:

    - Chế độ ăn cân đối hàng ngày với 4 yếu tố chính: lipid (lipid động vật và lipid thực vật), vitamin và khoáng chất, thành phần các chất sinh năng lượng (protein, lipid, carbohydrate), protein (protein động vật và thực vật). Trẻ phải ít nhất có một bữa ăn trong ngày có cân đối khẩu phần.

    - Cung cấp đủ nước, đặc biệt nước trái cây tươi.

    - Hàng ngày phải ăn ít nhất là 5 trong 8 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm).

    - Khuyến khích trẻ 1-2 tuổi uống sữa công thức tối thiểu 600 ml/ngày (trẻ không có sữa mẹ) và trẻ >2 tuổi là 500 ml/ngày sữa công thức theo tuổi/ngày đủ đáp ứng dinh dưỡng cho tăng trưởng và cân bằng dinh dưỡng (không cần bổ sung đa vi chất).

    Trường hợp trẻ kém ăn, ăn không đủ lượng theo khuyến nghị phải dùng công thức hỗ trợ dinh dưỡng đường uống có đậm độ năng lượng cao (1 kcal/ml) thay thế hoàn toàn hay một phần cho sữa công thức thông thường.

    Những điều cần tránh:

    - Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt (khuyến nghị lượng đường <5% tổng năng lượng ăn vào).

    - Hạn chế ăn quá mặn.

    - Tránh uống nước ngọt công nghiệp.

    - Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.

    Những việc cần cha mẹ cần làm thực hiện những việc sau để hỗ trợ, chăm sóc trẻ bị mắc COVID-19:

    - Tâm sự, trấn an trẻ, giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin thực tế về dịch bệnh. Trẻ có thể hiểu sai thông tin dẫn đến hoảng sợ. Hạn chế gia đình tiếp xúc và nói chuyện về tin tức, sự kiện về COVID-19 có thể gây hoang mang, sợ hãi.

    - Cố gắng duy trì những thói quen bình thường, sinh hoạt khoa học, lập thời gian biểu cho các hoạt động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt động giải trí.

    - Hướng dẫn trẻ các hành động hàng ngày để giảm sự lây lan của mầm bệnh như: rửa tay thường xuyên; sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy vào thùng đựng chất thải...

    - Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí trong phòng cách ly phù hợp như các trò chơi online hay cùng chơi với bố, mẹ...

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-mac-covid-19-nen-bo-sung-va-tranh-nhung-thuc-pham-nao-a523760.html
    Phân loại nguy cơ người mắc COVID-19: Chìa khóa giúp tránh áp lực quá tải, nâng cao hiệu quả điều trị

    Phân loại nguy cơ người mắc COVID-19: Chìa khóa giúp tránh áp lực quá tải, nâng cao hiệu quả điều trị

    Theo Bộ Y tế, việc phân loại nguy cơ người mắc COVID-19 nếu được thực hiện tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị; đồng thời giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phân loại nguy cơ người mắc COVID-19: Chìa khóa giúp tránh áp lực quá tải, nâng cao hiệu quả điều trị

    Phân loại nguy cơ người mắc COVID-19: Chìa khóa giúp tránh áp lực quá tải, nâng cao hiệu quả điều trị

    Theo Bộ Y tế, việc phân loại nguy cơ người mắc COVID-19 nếu được thực hiện tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị; đồng thời giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội.