+Aa-
    Zalo

    Trẻ em Ấn Độ ít kết hôn khiến nạn tảo hôn toàn cầu giảm mạnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo UNICEF, tỷ lệ trẻ em kết hôn ở Ấn Độ giảm gần một nửa trong một thập niên qua đã góp phần đáng kể khiến nạn tảo hôn trên toàn cầu bị đẩy lùi.

    Theo UNICEF, tỷ lệ trẻ em kết hôn ở Ấn Độ giảm gần một nửa trong một thập niên qua đã góp phần đáng kể khiến nạn tảo hôn trên toàn cầu bị đẩy lùi.

    Trong một thập kỉ qua, theo số liệu của UNICEF, 25 triệu cuộc tảo hôn ở trẻ em đã được ngăn chặn trên toàn thế giới và với mức giảm lớn nhất là ở khu vực Nam Á, trong đó đứng đầu là Ấn Độ.

    Hình ảnh tuyên truyền chống nạn tảo hôn ở Ấn Độ.

    Javier Aguilar, giám đốc bảo vệ trẻ em của UNICEF, nói: "Ấn Độ chiếm hơn 20% dân số thế giới và có số lượng các cuộc tảo hôn ở khu vực Nam Á lớn nhất.

    Theo xu hướng hiện tại, ở Ấn Độ, chỉ còn 27% bé gái, tương đương với khoảng 1,5 triệu người, kết hôn trước 18 tuổi, giảm 47% so với 47 năm trước".

    Ông Anju Malhotra, cố vấn giới chính của UNICEF, cho biết nạn tảo hôn sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tật, thất học cũng như bị lạm dụng ở trẻ em và khiến sự đói nghèo kéo dài đến nhiều thế hệ.

    Ông Malhotra nói thêm: "Việc ngăn chặn nạn tảo hôn đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của các cô gái trẻ một các tích cực. Những điều này đáng được ghi nhận, tuy nhiên chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi."

    Những nhà vận động và các quan chức cho rằng nạn tảo hôn ở trẻ em giảm sẽ khiến phụ nữ được tiếp cận với giáo dục tốt hơn và nâng cao nhận thức của công chúng về tác động tiêu cực của vấn nạn này.

    UNICEF ​​ước tính rằng mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 12 triệu bé gái phải kết hôn và các chính phủ cần phải làm nhiều hơn nữa để chấm dứt được vấn nạn này vào năm 2030. Đây là chỉ tiêu đặt ra trong Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ.

    Kết luận của UNICEF ​​về Ấn Độ đã được đưa ra sau khi họ so sánh số liệu từ cuộc điều tra y tế năm 2006 và năm 2016, xem phụ nữ trong độ tuổi 20-24 có đã lập gia đình trước 18 tuổi hay không. Nhận định này cũng đã tính đến số liệu kết hôn của trẻ em từ cuộc điều tra dân số năm 2011.

    Độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ là 18 đối với phụ nữ và 21 ở nam giới.

    Năm ngoái, Tòa án tối cao Ấn Độ tuyên bố rằng quan hệ tình dục với một người vợ chưa thành niên sẽ cấu thành tội hãm hiếp.

    Đạo luật Cấm tảo hôn của Ấn Độ áp đặt mức phạt 100.000 rupee (35 triệu đồng) và hai năm tù giam nếu cha mẹ bắt con cái kết hôn ở tuổi vị thành niên.

    Tuy nhiên, mặc luật pháp đã quy định, nạn tảo hôn ở trẻ em, được bắt nguồn từ xa xưa và được chấp nhận trong xã hội, vẫn lan rộng khắp các vùng của Ấn Độ.

    Mahesh Bhagwat, cảnh sát trưởng quận Rachakonda ở Telangana, nơi nạn tảo hôn được phổ biến rộng rãi cho hay, hiện ngay cả các đơn vị tổ chức đám cưới và thầy tu cũng đã gia nhập đội quân chống tảo hôn khiến luật pháp bát đầi có tác dụng.

    Anh nói: "Nhưng mọi việc vẫn còn đang âm thầm xảy ra".

    Jayna Kothari, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Luật Bangalore, người đã kiến ​​nghị chính phủ tuyên bố kết hôn trẻ em không hợp lệ, cho biết cần phải có nhiều hành động hơn nữa.

    Bà nói: "Cần phổ biến rộng rãi hơn về phán quyết của Toà án Tối cao để ngăn chặn nạn tảo hôn ở trẻ em. Đồng thời phải làm cho người dân nhận thức rằng đó là hành vi phạm pháp và sẽ bị pháp luật xét xử".

    Minh Minh(Theo Asiaone)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-em-an-do-it-ket-hon-khien-nan-tao-hon-toan-cau-giam-manh-a221594.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan