+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống ngày 19/8/2024: Giành giật sự sống cho bé gái nhiễm tụ cầu vàng

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 19/8/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 19/8/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Giành giật sự sống cho bé gái nhiễm tụ cầu vàng

    Theo tạp chí Tri Thức, mới đây, khoa Hồi sức tích cực Chống độc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã cứu sống bé gái N.N.H.M. (8 tháng tuổi, trú tại Thanh Chương, Nghệ An) nguy kịch vì nhiễm tụ cầu vàng.

    Gia đình bệnh nhi cho biết từ tháng 6, bệnh nhi bị sốt cao liên tục, nôn nhiều lần trong ngày, xuất hiện sưng nề vùng mu và cổ chân phải, mệt mỏi, khó thở ngày càng tăng.

    Khi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bệnh nhi đã rơi vào tình trạng nguy kịch, kích thích, quấy khóc nhiều, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Bệnh nhi được bác sĩ chẩn đoán tình trạng sốc nhiễm nhuẩn nghi do vi khuẩn tụ cầu vàng.

    Tại đây, bệnh nhi được đặt ống nội khí quản thở máy, hồi sức tích cực bù dịch, sử dụng thuốc vận mạch và kháng sinh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi liên tục diễn biến nặng.

    Em bé hồi phục kỳ diệu sau gần 2 tháng điều trị tích cực. Ảnh: Tri Thức

    Em bé hồi phục kỳ diệu sau gần 2 tháng điều trị tích cực. Ảnh: Tri Thức

    Ngày thứ 2 sau khi nhập viện, bệnh nhi bị tràn dịch đa màng, tràn mủ, tràn khí màng phổi, suy đa tạng. Các bác sĩ quyết định triển khai kỹ thuật lọc máu liên tục và tiến hành dẫn lưu màng phổi 2 bên.

    Kết quả xét nghiệm khẳng định căn nguyên gây nhiễm khuẩn ở bệnh nhi là do vi khuẩn tụ cầu vàng (tên khoa học là Staphylococcus aureus). Vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập vào cơ thể bệnh nhi gây nhiễm khuẩn máu nặng, đe dọa tính mạng.

    Sau gần một tháng điều trị với nhiều phương pháp tích cực, từ đặt nội khí quản thở máy, đặt ống dẫn lưu màng phổi bên phải đến chống sốc tích cực bằng dịch truyền, thuốc vận mạch, lọc máu liên tục… các bác sĩ đã cứu sống được bệnh nhi.

    Sau gần 2 tháng điều trị tích cực, đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã giành lại mạng sống cho bệnh nhi một cách kỳ diệu.

    Cả nước ghi nhận gần  53.000 ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay

    VietnamPlus đưa tin, theo thống kê của Bộ Y tế, trong tuần từ ngày 6/8-13/8, cả nước ghi nhận 3.095 ca mắc sốt xuất huyết, tăng nhẹ so với tuần trước đó.

    Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 52.957 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 6 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc giảm 15%, số tử vong giảm 10 ca.

    Cũng trong tuần qua, theo thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, vào ngày 8/8, Trung tâm y tế quận Lê Chân nhận được thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng báo về, có trường hợp ca bệnh sinh năm 1979 tử vong tại nhà riêng ở Thiên Lôi (quận Lê Chân) với chẩn đoán sốc Dengue-viêm phổi nặng, bội nhiễm kèm theo, suy đa tạng.

    Để phòng chống dịch sốt xuất huyết, tại công điện về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Hè năm 2024, Bộ Y tế gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cho hay thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, hiện nay một số dịch bệnh lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đang có xu hướng gia tăng đồng thời cũng ghi nhận rải rác các trường hợp mắc một số bệnh truyền nhiễm dự phòng bằng vaccine.

    Do đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa Hè như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi; phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng…

    Các địa phương cần đẩy mạnh tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước với thông điệp "mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/ bọ gậy" tại hộ gia đình; thực hiện thông thoáng nơi ở, nơi làm việc và khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời…

    Nguyên nhân khiến cụ ông bị khó thỏ, ho khạc ra dây máu

    Tạp chí Gia Đình Việt Nam đưa tin, khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh mới đây đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (77 tuổi) vào viện thăm khám vì lý do ho ra máu, tức ngực sau xương ức.

    Bệnh nhân cho biết mình là cán bộ nghỉ hưu, đang điều trị bệnh tăng huyết áp, dùng thuốc theo đơn ngoại trú đều. Bệnh nhân có thói quen khi lấy thuốc ngoại trú về cắt nhỏ vỉ thuốc thành các viên thuốc rời chia uống từng ngày.

    Hôm uống thuốc, bệnh nhân có lịch đi du lịch với gia đình, xe chờ bên ngoài nhà, nhiều người giục, bệnh nhân vội uống thuốc nên bị sặc sau đó thấy tức ngực, khó thở nhưng vẫn đi chơi được.

    Các bác sĩ tiến hành nội soi lấy dị vật khỏi đường thở cho người bệnh. Ảnh: Gia Đình Việt Nam

    Các bác sĩ tiến hành nội soi lấy dị vật khỏi đường thở cho người bệnh. Ảnh: Gia Đình Việt Nam

    Khi đi chơi về, bệnh nhân vẫn thấy khó chịu vùng ngực đi khám nội soi tai mũi họng và nội soi đường tiêu hóa không thấy viên thuốc, về dùng thuốc tại nhà. Bệnh nhân còn thấy tức ngực sau xương ức, cảm giác khó thở, ho khạc ra dây máu, vào viện khám và điều trị.

    Khi vào khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính ngực có nghi ngờ dị vật khí quản, bệnh nhân được làm tiếp nội soi phế quản.

    Các bác sĩ phát hiện dị vật là viên thuốc huyết áp chưa được bóc vỏ, niêm mạc khí quản bị tổn thương viêm nề, xung huyết. Bệnh nhân được điều trị tiếp hai ngày sau ổn định ra viện sớm theo nguyện vọng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tin-tuc-oi-song-ngay-19-8-2024-gianh-giat-su-song-cho-be-gai-nhiem-tu-cau-vang-a457460.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan