(ĐSPL) – Sau khi nhận được những tín hiệu nghi của hộp đen MH370, người ta đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Tuy nhiên, công cuộc săn lùng chiếc Boeing 777 gặp nạn vẫn giống như "mò kim đáy biển".
Giới chức Australia cho hay máy bay P-3 Orion đã dò được tín hiệu tại đúng khu vực mà hồi đầu tuần tàu hải quân cũng đã bắt được tín hiệu.
|
Máy bay P-3 Orion của Australia đã phát hiện thêm tín hiệu hôm 10/4 |
Các tín hiệu này cần phải được phân tích thêm, nhưng có thể được phát ra từ một nguồn nhân tạo như hộp đen máy bay.
Khu vực tìm kiếm đã được thu hẹp lại vào ngày 10/4, sau khi thiết bị thăm dò của hải quân Mỹ bắt được tín hiệu âm thanh trong vùng, dẫn đến hy vọng là chiếc hộp đen của máy bay có thể nằm tại đây.
Tàu Ocean Shield đã bắt được tín hiệu tổng cộng 4 lần: 2 lần hồi cuối tuần qua và 2 lần vào ngày 8/4.
Có tới 14 máy bay và 13 tàu tham gia tìm kiếm ngày 10/4, trong một khu vực rộng 57.923 km2 cách thành phố Perth chừng 2.280 cây số về phía tây bắc. Đây là diện tích tìm kiếm nhỏ nhất từ trước tới nay.
Công cuộc săn lùng chiếc Boeing 777 gặp nạn vẫn còn muôn vàn khó khăn.
Độ sâu
Theo CNN, những xung tín hiệu dưới nước thu được hôm Thứ Bảy (5/4) và Thứ Ba (8/4) phát ra từ đáy đại dương có độ sâu 4,5 km. Độ sâu này gấp nhiều lần chiều cao của tượng Nữ thần Tự do (Mỹ), tháp Eiffel (Pháp) và Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới.
“Càng lặn sâu xuống, người ta càng không thấy gì. Có thể không nhìn thấy gì vì không có ánh sáng ở dưới đó”, Paula Carlson, một nhà nghiên sinh vật học hải dương nhận định.
|
Một chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia |
Áp suất lớn
Rất ít tàu ngầm có thể chịu được áp suất lớn ở độ sâu hơn 4,5 km.
“Chỉ một vài chiếc tàu ngầm có thể lặn ở độ sâu bằng một nửa độ sâu như vậy. Khi không thể chịu được áp suốt, nó sẽ vỡ tung”, Sylvia Earle, một nhà hải dương học cho biết.
Chỉ một vài người từng xuống độ sâu như vậy. Một trong những số đó là đạo diễn phim James Camero. Ông đã sử dụng một thiết bị tàu ngầm lặn xuống nơi sâu nhất trên trái đất ở Challenger Deep, Tây Thái Bình Dương.
Nhiệm vụ khó khăn
Công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia Airlines mất tích đang ngày càng khó khăn hơn, nhất là vì độ sâu của vùng biển này.
“Ở độ sâu như vậy thường không thể phát hiện ra vật gì”, Mary Schiavo, cựu nhân viên điều tra cảu Bộ Giao thông Mỹ cho hay.
|
Tàu tìm kiếm Ocean Shield của Australia tham gia công cuộc tìm kiếm máy bay mất tích |
Khi con tàu Titanic đâm vào một núi băng và chìm xuống Đại Tây Dương, người ta đã mất 70 năm mới có thể tìm thấy xác của nó. Ngày nay, xác tàu vẫn nằm dưới đáy đại dương, ở độ sâu 3,8 km.
Năm 2009, chiếc phi cơ số hiệu AF 447 của Air France chở 228 người đã rơi xuống Nam Đại Tây Dương do một cơn bão. Vị trí chính xác của các mảnh vỡ chiếc máy bay này vẫn là một điều bí ẩn trong suốt gần hai năm. Năm 2011, nhiều mảnh vỡ lớn từ chuyến bay 447 của Air France mới được tìm thấy. 154 thi thể trên chuyến bay xấu số được phát hiện trong khi 74 người khác vẫn nằm lại dưới đáy đại dương.
Không từ bỏ
Mặc dù công cuộc tìm kiếm khó khăn và hy vọng sống sót dường như không có nhưng Amirtham Arupilai vẫn tin rằng con trai bà là Puspanathan, người có mặt trên chuyến bay MH370, còn sống.
“Trái tim tôi mách bảo rằng họ vẫn còn sống. Tất cả mọi người vẫn còn sống”, Arupilai nói. Đối với cha mẹ của Puspanathan, anh là tất cả.
Puspanathan là một chuyên gia công nghệ thông tin và định tới Bắc Kinh khởi đầu một công việc mới.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tim-kiem-boeing-777-mat-tich-mo-kim-day-bien-a28850.html