+Aa-
    Zalo

    Thủ tướng chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2014

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 74/TB-VPCP, thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2014.

    (ĐSPL) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 74/TB-VPCP, thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2014.

    Ngày 17/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ với sự tham gia của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng GD-ĐT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng đại diện lãnh đạo Bộ GD-ĐT.

    Sau khi nghe lãnh đạo Bộ GD-ĐT báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có kết luận: Năm 2014, Bộ GD-ĐT triển khai phương án tổ chức các kỳ thi như đã nêu trong báo cáo ngày 17/2, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tiết kiệm, tạo điều kiện thúc đẩy mạnh mẽ giáo dục và đào tạo.

    Thủ tướng chốt phương án thi tốt nghiệp THPT 2014
    Ảnh minh họa.

    Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT khẩn trương xây dựng phương án tổ chức thi từ năm 2015 và công bố công khai vào đầu quý III năm 2014 theo hướng nội dung thi nhằm tạo động lực để học sinh học tập, phát triển toàn diện, đồng thời có tính hướng nghiệp, tạo thước đo khách quan, khoa học để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong việc tự chủ tuyển sinh theo quy định của luật giáo dục đại học và hướng tới có một kỳ thi quốc gia đáp ứng yêu cầu cung cấp căn cứ tin cậy cho việc xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

    Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 dự kiến bao gồm 4 môn thi. Trong đó có 2 môn thi bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Tiếp thu ý kiến không nên đưa Ngoại ngữ thành môn thi khuyến khích, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh đưa thành môn tự chọn.

    Việc mở rộng diện miễn thi lên khoảng 20\% cho mỗi địa phương còn nhiều băn khoăn nên Bộ GD-ĐT đã tạm dừng chủ trương thay đổi này.

    Đối với tuyển sinh đại học, cao đẳng 2014, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ bỏ điểm sàn và có các tiêu chí khác thay thế. Bên cạnh đó, thí sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng sau khi có kết quả thi.

    Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện các văn bản để công bố chính thức sớm nhất những điểm đổi mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2014.

    Kim Linh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thu-tuong-chot-phuong-an-thi-tot-nghiep-thpt-2014-a22592.html
    Thi tốt nghiệp THPT 4 môn: Nhiều ái ngại!

    Thi tốt nghiệp THPT 4 môn: Nhiều ái ngại!

    (ĐSPL) – Liên quan đến việc lấy ý kiến đóng góp về dự thảo thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thay cho 6 môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vẫn còn nhiều người ái ngại.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thi tốt nghiệp THPT 4 môn: Nhiều ái ngại!

    Thi tốt nghiệp THPT 4 môn: Nhiều ái ngại!

    (ĐSPL) – Liên quan đến việc lấy ý kiến đóng góp về dự thảo thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thay cho 6 môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vẫn còn nhiều người ái ngại.

    Thi tốt nghiệp phổ thông sẽ là kỳ thi nhẹ nhàng

    Thi tốt nghiệp phổ thông sẽ là kỳ thi nhẹ nhàng

    Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8, Khóa XI và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2013-2014 khối Sở GD&ĐT do Bộ GD&ĐT tổ chức trong ngày 13/2 thực sự được hâm nóng với nhiều ý kiến đóng góp của Giám đốc các Sở GD&ĐT trong cả nước, xung quanh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 sắp tới.

    “Mổ xẻ” nguyên nhân kết quả thi có hơn 40 nghìn học sinh trượt tốt nghiệp THPT

    “Mổ xẻ” nguyên nhân kết quả thi có hơn 40 nghìn học sinh trượt tốt nghiệp THPT

    (ĐSPL) - Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) giảm mạnh, đã có hơn 40 nghìn học sinh đã trượt tốt nghiệp. Nhiều học sinh “chết rạp” ở môn thi Địa lý. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi, liệu tỉ lệ đỗ có tỉ lệ nghịch với việc nghiêm túc trong thi cử. Liệu công tác coi thi nghiêm túc hơn thì kết quả có thấp hơn nữa không?