+Aa-
    Zalo

    Thoát khỏi tay kẻ bắt cóc nhờ sử dụng ký hiệu học được từ Tik Tok

    (ĐS&PL) - Một nữ sinh 16 tuổi ở Asheville, bang Carolina (Mỹ) đã may mắn thoát khỏi tên bắt cóc nhờ sử dụng ký hiệu cầu cứu bằng tay mà mình học được từ TikTok để tìm kiếm giúp đỡ từ người đi đường.

    Khi được giải cứu, cô gái trẻ đang trên một chiếc Toyota màu bạc do James Herbert Brick (61 tuổi) đến từ thành phố Cherokee, bang Carolina cầm lái. Gã này sau đó đã bị bắt giữ vì tội danh bắt cóc. Ngoài ra, cảnh sát cũng đã tìm thấy nhiều hình ảnh khiêu dâm được lưu trong điện thoại của Brick. Toàn bộ đều là do hắn ép buộc nạn nhân phải chụp.

    Cảnh sát trưởng quận Laurel cho biết, trước đó, nữ sinh này đã được gia đình thông báo mất tích. Brick bắt cóc nạn nhân tại thành phố Cherokee và dự định đem theo cô trở về bang Ohio, nơi gia đình gã ta đang sinh sống. Tuy nhiên, tranh thủ cơ hội lúc tên này không chú ý, cô bé đã ra dấu hiệu bằng tay, với nội dung "Bạo lực gia đình - Tôi cần giúp đỡ" để thu hút sự chú ý của những người đi đường xung quanh. 

    thoat khoi tay ke bat coc nho su dung ky hieu hoc duoc tu tik tok2
    Kẻ bắt cóc Herbert Brick . Ảnh: New York Times

    Một tài xế đi phía sau xe của kẻ bắt cóc nhận ra dấu hiệu cầu cứu của cô gái và lập tức gọi điện cho 911 để báo cáo vụ việc. Người này đồng thời cũng bám theo chiếc xe để không bị mất dấu.

    Cảnh sát sau đó đã nhanh chóng tìm ra và xác định được hướng đi của chiếc xe tình nghi. Họ tiến hành chặn chiếc xe lại ở lối ra cao tốc và lập tức bắt giữ Brick ngay khi tên này dừng xe. Nạn nhân cũng được giải cứu và được đưa đến trụ sở cảnh sát để lấy lời khai. 

    Về phía Brick, gã ta sau đó đã  bị giam giữ tại Trung tâm cải huấn quận Laurel, bang Kentucky với các tội danh bắt cóc và tàng trữ nội dung khiêu dâm trẻ em.

    Theo tờ New York Times, nữ sinh này cho biết cô đã học cách ra dấu hiệu bằng tay để nhờ giúp đỡ thông qua những video được chia sẻ trên TikTok. Đúng như những gì đã nhìn thấy ở trên video, nạn nhân cố gắng hướng lòng bàn tay về phía trước, úp ngón tay cái vào lòng bàn tay rồi từ từ khép các ngón còn lại về phía ngón cái. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ nghĩ rằng kiến thức này có thể sẽ cứu mạng cô trong những tình huống như thế.

    thoat khoi tay ke bat coc nho su dung ky hieu hoc duoc tu tik tok3

    Ký hiệu cầu cứu được nạn nhân sử dụng. Ảnh: Hiệp hội Phụ nữ Canada  

    Các cảnh sát cũng chia sẻ cô gái đã rất may mắn khi gặp được người hiểu ý nghĩa của những ký hiệu này bởi thời điểm đó chúng vẫn chưa thực sự phổ biến. Sau vụ việc, video giới thiệu về kí hiệu này của Hiệp hội Phụ nữ Canada trên cả 2 nền tảng Tik Tok và Youtube đã nhận được hàng triệu lượt xem.

    Được biết, Hiệp hội Phụ nữ Canada đã bắt đầu quảng bá video này từ tháng 4/2020 trên các nền tảng mạng xã hội với hi vọng nó sẽ giúp phái nữ thoát khỏi các trường hợp nguy hiểm hoặc khi họ cần giúp đỡ nhưng lại không thể nói ra một cách trực tiếp   

    Theo bà Angeline Hartmann, phát ngôn viên của Trung tâm quốc gia về trẻ em mất tích và bị bóc lột Mỹ (NCMEC), tín hiệu cầu cứu này sẽ là một công cụ rất hữu ích với mọi người trong nhiều trường hợp. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà các vụ bạo lực gia đình đang có xu hướng gia tăng thì điều này lại càng trở lên quan trọng. 

    Nạn nhân của bạo lực gia đình thường không thể trực tiếp gọi điện báo cảnh sát nên họ có thể sử dụng dấu hiệu này để bí mật thông báo cho những người xung quanh biết về tình trạng của minh và được giải cứu kịp thời. Trong đó, mỗi cử chỉ sẽ mang một thông điệp riêng như: "Bạo lực tại gia đình", "Tôi cần giúp đỡ" và có thể được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. 

    Phương Uyên(Theo News Sky và New York Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thoat-khoi-tay-ke-bat-coc-nho-su-dung-ky-hieu-hoc-duoc-tu-tik-tok-a585318.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan