+Aa-
    Zalo

    Thế Giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài ‘oằn mình’ gánh nợ đến 13.000 tỷ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vay nợ tài chính ngắn hạn của Thế Giới Di Động năm 2019 tăng vọt gấp 2,2 lần đầu kỳ, lên tới 13.031 tỷ đồng.

    Vay nợ tài chính ngắn hạn của Thế Giới Di Động năm 2019 tăng vọt gấp 2,2 lần đầu kỳ, lên tới 13.031 tỷ đồng.

    CTCP Thế Giới Di Động  (HoSE: MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2019.

    Theo đó, tổng doanh thu MWG trong năm 2019 đạt 103.485 tỷ đồng, tăng 18% so mức 87.738 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của MWG ghi nhận 19.488 tỷ đồng, tăng 27% so năm trước, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cũng tăng khá từ mức 17,6% lên 19%.

    Như vậy, sau khi trừ một loạt chi phí khác, MWG lãi ròng 3.834 tỷ đồng, tăng 33% so năm 2018.

    Trong khi đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của MWG năm 2019 âm nặng 1.285 tỷ đồng, chủ yếu do ảnh hưởng của khoản mục hàng tồn kho khi tăng tới 47% lên mức 26.196 tỷ đồng vào cuối năm 2019. Hàng tồn kho lớn cũng khiến MWG phải trích lập dự phòng giảm giá tới 405 tỷ đồng trong năm 2019.

    Thế Giới Di Động gánh nợ đến 13.000 tỷ. Ảnh minh họa

    Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của MWG cũng liên tục âm từ năm 2016 đến nay, nhất là năm 2019 đột biến hơn gấp đôi lên 5.818 tỷ đồng do tăng chi tiền cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác ngoài việc mua sắm và xây dựng tài sản cố định như hàng năm.

    Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn 41.708 tỷ đồng của MWG, nợ phải trả chiếm tới gần 71%, tương ứng 29.564 tỷ đồng chủ yếu là nợ ngắn hạn.

    Tính tới cuối năm 2019, Thế Giới Di Động  đã vay các ngân hàng hơn 13.000 tỷ đồng, đều nằm ở khoản mục nợ vay ngắn hạn. Trong đó, Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam là đơn vị cho Thế Giới Di Động  vay nhiều nhất với khoản cho vay hơn 1.951 tỷ đồng, xếp sau là Sumitomo Mitsui – Chi nhánh hà Nội với khoản vay hơn 1.843 tỷ đồng. VietinBank, ANZ – Chi nhánh TP.HCM và Mizuho – Chi nhánh Hà Nội là 3 ngân hàng còn lại cho doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài vay ngắn hạn với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.

    Đây đều là các khoản vay tín chấp với lãi suất thả nổi, nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động của Công ty. Đồng thời, hạn cuối để doanh nghiệp thanh toán cả gốc và lãi vay đều ở trong tháng 2 hoặc tháng 3/2020.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/the-gioi-di-dong-cua-ong-nguyen-duc-tai-oan-minh-ganh-no-den-13000-ty-a312326.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan