+Aa-
    Zalo

    Taxi treo biểu ngữ chống Uber, Grab có phạm luật?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những ngày qua, một số xe taxi truyền thống dán biểu ngữ chống Uber, Grad. Dư luận quan tâm, taxi truyền thống dán khẩu hiệu phản đối Grab, Uber sau đuôi xe có phạm luật?

    Những ngày qua, một số xe taxi truyền thống dán biểu ngữ chống Uber, Grad. Dư luận quan tâm, taxi truyền thống dán khẩu hiệu phản đối Grab, Uber sau đuôi xe có phạm luật?

    Liên quan đến vấn đề này, trao đổi trên báo Thanh Niên, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, luật quy định tại Điều 43 Luật Cạnh tranh 2004 về hành vi gièm pha doanh nghiệp: “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”. Do đó, việc dán decal trên xe taxi có dấu hiệu của hành vi được xem là gièm pha doanh nghiệp khác.

    Uber hay Grab có quyền khiếu nại đến Cơ quan quản lý cạnh tranh nếu cho rằng rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh.

    "Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 06/2006 của Chính phủ thì về cạnh tranh, thì Cục quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn: thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật; tổ chức điều tra xử lý đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác theo quy định của pháp luật.”, LS.Chánh cho biết.

    Một taxi Vinasun có dán dòng chữ: “Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh” - Ảnh: Dân Việt

    Cùng chung quan điểm, trao đổi trên báo Infonet, luật sư Nguyễn Thị Thiên Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho hay, các nội dung dán sau xe "phản đối Uber và Grab" có dấu hiệu của hành vi “gièm pha doanh nghiệp khác”. Đây là một trong hành vi bị cấm theo Điều 39 Luật Cạnh tranh 2004.

    Theo quy định tại Điều 43 Luật Cạnh tranh 2004 về hành vi gièm pha doanh nghiệp: “Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.

    Theo luật sư Thiên Thanh, Uber hay Grab có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh nếu nhận thấy rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm, cạnh tranh không lành mạnh.

    "Hành động rất trẻ con"

    Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi trên báo Dân trí, TS Bùi Quang Tín, CEO Trường doanh nhân BizLight cho hay, việc dán decal phản đối đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp là "hành động rất trẻ con". "Văn hóa cạnh tranh như thế này là có vấn đề. Rất trẻ con. Những doanh nghiệp lớn trên thế giới không có doanh nghiệp nào lại hành xử như vậy", TS Bùi Quang Tín nói.

    Dẫn ra Điều 4, Điều 43 của Luật cạnh tranh 2004, TS Bùi Quang Tín cho rằng, doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng...

    Theo Điều 43 luật cạnh tranh cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

    TS Bùi Quang Tín cho rằng, để xác định có hay không hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số hãng taxi truyền thống với taxi công nghệ cần xác định tồn tại quan hệ cạnh tranh giữa bên gièm pha và bên bị gièm pha.

    "Việc đưa khẩu hiệu phản đối được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm loại bỏ đối thủ hoặc kìm hãm sự phát triển kinh doanh của đối thủ", TS Tín khẳng định.

    Ở góc độ kinh tế, trao đổi trên báo Tri thức trực tuyến, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng người dân sẽ chọn lựa cái gì rẻ hơn, cái gì tốt hơn cho họ. Các khẩu hiệu phản đối dán trên taxi hoàn toàn không mang tính cạnh tranh một cách bình đẳng trong kinh tế thị trường.

    “Họ đang gặp thách thức trong việc hành xử khi thấy mình bị bất công. Họ đang than phiền mang tính phong trào, không có tính chuyên nghiệp. Nếu chuyên nghiệp, họ có thể tiến hành khởi kiện khi người khác sai hoặc có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của chính bản thân mình”, ông Hiển nhấn mạnh.

    TS. Đinh Thế Hiển cũng cho rằng các cơ quan Nhà nước sẽ xem xét vấn đề trên cơ sở pháp lý, văn bản pháp luật, chứ không thể qua hình thức dán khẩu hiệu như hiện tại.

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/taxi-treo-bieu-ngu-chong-uber-grab-co-pham-luat-a204540.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan