+Aa-
    Zalo

    Tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Việt Nam có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động ấn tượng với hơn 184\% trong giai đoạn 1991 – 2012, vượt qua các nước Đông Nam Á.

    (ĐSPL) - Việt Nam có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động ấn tượng với hơn 184\% trong giai đoạn 1991 – 2012, vượt qua các nước Đông Nam Á.

    Đây là số liệu trong Báo cáo tầm nhìn kinh tế khu vực Đông Nam Á của Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) vừa công bố.

    Báo cáo tầm nhìn kinh tế khu vực Đông Nam Á (Economic Insight: South East Asia) được thực hiện bởi Cebr, đối tác đồng thời là bộ phận dự báo kinh tế của ICAEW. Bản báo cáo cung cấp cho 144.000 khách hàng thành viên về tình hình kinh tế theo từng quý của khu vực Đông Nam Á, tập trung vào Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

    Theo tin tức trên Tiền Phong, ông Charles Davis, Cố vấn kinh tế ICAEW kiêm Giám đốc Cebr, chia sẻ: “Xét về năng suất lao động, Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng với hơn 184\% trong giai đoạn từ 1991 đến 2012, tốc độ phát triển này thậm chí còn cao hơn cả các quốc gia nổi tiếng về năng suất lao động như Singapore và Malaysia. Ngày càng nhiều các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ đang di chuyển hoạt động sản xuất của họ vào Việt Nam. Việc duy trì chi phí cơ sở ở mức thấp là yếu tố then chốt để Việt Nam đảm bảo sự ổn định cho các dòng đầu tư”.

    Việt Nam vượt qua Singapore, Malaysia về tốc độ tăng trưởng năng suất lao động. (Ảnh minh họa) 

    Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á, nhận định: “Việt Nam đã đạt được mức phổ cập giáo dục cao hơn các quốc gia có mức thu nhập tương đương. Tuy nhiên, ưu thế này vẫn chưa được khai thác hiệu quả về mặt lợi ích kinh tế khi mà phần lớn các hoạt động thương mại vẫn đang bị đóng cửa, cũng như sự chênh lệch về kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động với nhu cầu thực của nền kinh tế mới nổi. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tỷ lệ giữa lao động có kỹ năng và lao động không có kỹ năng cao nhất trong giai đoạn 2001 và 2012 với mức 76\%”.

    Video xem thêm:

    Nỗi niềm của các lao động từ chiến sự Libya về nước

    Theo đó, ICAEW khuyến nghị với xu hướng phát triển tất yếu, kỹ năng của lực lượng lao động sẽ được cải thiện và và chi phí sẽ bắt đầu gia tăng, bước tiếp theo mà Việt Nam cần hướng đến là tiến đến mức cao hơn của chuỗi giá trị, phát triển các kỹ năng chuyên môn cần thiết như kỹ sư, khoa học và lập trình. Việt Nam hiện đang có lợi thế rất lớn về phổ cập giáo dục cơ sở.

    Tuy nhiên, việc phát triển giáo dục bậc cao như đại học và cao học là cần thiết, sẽ quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động khi đất nước đã đạt được những cột mốc nhất định.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tang-truong-nang-suat-lao-dong-viet-nam-dan-dau-dong-nam-a-a87074.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan