+Aa-
    Zalo

    Tam Quốc Diễn Nghĩa: Vì sao Triệu Vân thất bại quân lính vẫn sát cánh, còn Quan Vũ lại bị bỏ rơi?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Quan Vũ và Triệu Vân đều là những mãnh tướng uy chấn thiên hạ nhưng thái độ của các binh sĩ đối với họ lại hoàn toàn trái ngược nhau, điển hình là khi cả 2 gặp thất bại.

    Quan Vũ và Triệu Vân đều là những mãnh tướng uy chấn thiên hạ nhưng thái độ của các binh sĩ đối với họ lại hoàn toàn trái ngược nhau, điển hình là khi cả 2 gặp thất bại.

    Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán.

    Quan Vũ và Triệu Vân đều được liệt vào hàng Ngũ Hổ tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc, thế nhưng cả hai lại có sự khác biệt rất lớn về tính cách.

    Sử sách ghi chép rằng, Quan Vũ trước là người vùng Hà Bắc, vì không thể nhẫn nhịn cảnh ác bác trong làng ức hiếp dân lành nên ra tay diệt trừ. Để tránh sự truy bắt của quan phủ, ông đã bỏ chạy và mai danh ẩn tính. Sau xảy ra tranh chấp với Trương Phi, cả 2 không đánh không quen biết và rồi cùng nhau gia nhập quân doanh của Lưu Bị.

    Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa có xây dựng nên điển tích Kết nghĩa đào viên của 3 anh em Lưu - Quan - Trương, là sự khởi đầu cho những giai thoại huy hoàng sau này.

    Sau khi đi theo Lưu Bị, tên tuổi của Quan Vũ ngày càng vang xa, anh hùng khắp nơi đều ngưỡng mộ và muốn được kết giao. Tào Tháo khi bắt sống Quan Vũ cũng rất muốn có được "tâm" của ông mà không tiếc tặng cho ngựa Xích Thố, phong quan tước, ban phủ đệ cùng gấm vóc mỹ nữ, thế nhưng tất cả đều không thể làm "tâm" của Quan Vũ lay chuyển.

    Khi biết Lưu Bị đang nương nhờ tại chỗ Viên Thiệu, Quan Vũ kiên quyết một mình hộ tống hai vị đại tẩu vượt ngàn dặm để về với vị huynh trưởng của mình. Cùng với các chiến tích lẫy lừng lập được, Quan Vũ được người đời lưu truyền cùng với nhiều sự tích hào hùng, thậm chí còn được hậu nhân gọi là "Võ Thánh", lập miếu tôn thờ.

    Quan Vũ, một đời trung nghĩa và kiêu ngạo.

    Năm xưa khi Lưu Bị giao cho Quan Vũ trọng trách trấn thủ Kinh Châu, với thực lực của ông hoàn toàn có thể phân khai tự lập, thống trị một khu. Tuy nhiên Quan Vũ không làm vậy, điều này khiến người đời càng khâm phục sự trung nghĩa của ông.

    Tuy nhiên, sau đại chiến Hán Trung, Quan Vũ vì ham lập công nên tự ý phát động trận chiến Tương-Phàn mà không có quân lệnh của Lưu Bị.

    Quan Vũ khởi đầu chiến dịch rất thuận lợi, vây hãm Phàn Thành, nhấn chìm thất quân, chém Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm, uy trấn Hoa Hạ, khiến Tào Tháo suýt nữa phải dời đô.

    Giữa lúc đó, Quan Vũ bất ngờ bị Tôn Quyền đánh úp ở hậu phương, Kinh Châu thất thủ, rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, cuối cùng bại trận chạy về Mạch Thành. Những tướng sĩ bên cạnh sau khi nhìn thấy Quan Vũ bại trận, đều lần lượt bỏ chạy, cuối cùng chỉ còn lại chưa đền trăm người, ngay cả mưu sĩ mà ông tín nhiệm nhất là Mi Trúc cũng đầu hàng phe địch.

    Cuối cùng, cha con Quan Vũ bị quân Đông Ngô bắt sống, không lau sau thì bị hành quyết. Còn trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Vũ bại trận, bị quân Đông Ngô truy sát không còn đường lui, để rồi phải tự vẫn để bảo toàn niềm kiêu hãnh.

    So với tình huynh đệ với Lưu Bị, Triệu Vân không những gia nhập muộn hơn Quan Vũ, mà chức tước địa vị trong quân Thục không cao bằng. Triệu Vân cũng không lập được nhiều chiến tích, ngoài lần cứu sống Lưu Bị tại Nhữ Nam hay đơn thương độc mà cứu A Đẩu ở trận chiến Trường Bản. Triệu Vân chủ yếu được Lưu Bị sử dụng như một cận vệ.

    Trong chiến dịch phạt Bắc của Gia Cát Lượng, Triệu Vân lãnh binh xuất chinh. Dựa theo kế sách của Gia Cát Lượng, Triệu Vân dẫn một đạo quân làm mồi nhử để đánh lạc hướng sự chú ý của đạo quân chủ lực của nhà Ngụy.

    Do thế lính mỏng hơn nên đạo quân của Triệu Vân nhanh chóng thất thế trước đại quân Tào và bị đánh tan tác, phân tán tháo chạy khắp 4 hướng, bản thân Triệu Vân cũng phải bỏ chạy. Tuy nhiên không ngờ rằng, những binh sĩ tháo chạy đó dần dần quay trở lại tập hợp, tiếp tục sát cánh cùng Triệu tướng quân.

    Triệu Vân được xem là một vị tướng quân hoàn mỹ.

    Quan Vũ và Triệu Vân cùng là Ngũ Hổ tướng của quân đội Thục Hán, vậy tại sao phản ứng của các binh sĩ khi 2 vị tướng quân này bại trận lại khác nhau như vậy? Điều này nằm ở chính sự khác biệt giữa tính cách của hai người.

    Quan Vũ tính thường cao ngạo, không quan tâm đến binh sĩ. Tuy là trung nghĩa và dũng mãnh, nhưng Quan Vũ lại không quá coi trọng những tướng sĩ xung quanh mình. Sự kiêu ngạo của Quan Vũ thể hiện rõ rệt nhất khi Đông Ngô cử sứ giả đến cầu thân. Quan Vũ đã mắng rủa Tôn Quyền rằng "Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử".

    Chính điều này đã khiến Tôn Quyền tức giận và dẫn đến kết cục bi thảm của Quan Vũ sau này. Đối với quân đồng minh còn thiếu tôn trọng như vậy, thì đối với những người xung quanh như nào chắc ai cũng có thể hiểu được.

    Ngược lại Triệu Vân tính cách khiêm nhường, coi tướng sĩ như huynh đệ. Tất nhiên một vị tướng quân biết quan tâm đến binh sĩ của mình chắc chắn sẽ nhận lại được sự kính trọng từ họ, và vị tướng quân đó sẽ không bao giờ bị cô đơn ngay cả khi đối mặt với thất bại.

    Hoa Vũ (Theo Sohu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tam-quoc-dien-nghia-vi-sao-trieu-van-that-bai-quan-linh-van-sat-canh-con-quan-vu-lai-bi-bo-roi-a340495.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan