+Aa-
    Zalo

    Tài xế tố bị cảnh sát giao thông hành hung

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Công an tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu tổ tuần tra giao thông chiều ngày 31/8 viết bản tường trình để làm rõ việc một tài xế tố bị đánh trong trạm tuần tra.

    Chiều 19, trung tá Nguyễn Lực, Phó đội trưởng Đội Tuần tra, kiểm soát giao thông, Phòng CSGT, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã yêu cầu tổ tuần tra giao thông chiều ngày 31/8 viết bản tường trình để làm rõ việc một tài xế xe container tố bị đánh trong trạm tuần tra.

    Theo tài xế Trần Văn Quang (33 tuổi), quê ở Ninh Thuận, khoảng 17h ngày 31/8, anh điều khiển xe container mang BKS: 50LD - 029.82, lưu thông hướng Đắk Lắk - Đắk Nông. Khi đến km 733, quốc lộ 14, có một chiếc xe tuần tra giao thông nhá đèn. Nghĩ mình không phạm luật giao thông cũng như việc nhá đèn không phải là hiệu lệnh dừng xe nên anh Quang tiếp tục lưu thông. Tuy nhiên, chiếc xe tuần tra đã quay đầu đuổi theo và yêu cầu anh Quang dừng xe để kiểm tra giấy tờ.

    Tài xế tố bị cảnh sát giao thông hành hung

    Tài xế Quang tố bị đánh chảy máu ở tai

    Sau đó, anh Quang được thông báo chạy quá tốc độ và không chấp hành hiệu lệnh dừng xe. Anh Quang chấp nhận lỗi vi phạm tốc độ nhưng không thừa nhận lỗi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe vì CSGT chỉ nhá đèn mà không giơ gậy.

    Sau một hồi cự cãi, tổ công tác mời anh Quang về trạm để giải quyết. Anh Quang cho biết: "Khi tôi vừa tới trạm thì có hai người mặc thường phục lao vào đánh, khiến tôi gục tại chỗ. Trong 2 người đó, tôi nhận ra một người là CSGT trong tổ tuần tra, người kia tôi không biết mặt".

    Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, cả trung tá Nguyễn Lực và thiếu tá Trần Đình Thân, Tổ trưởng Tổ Tuần tra, chiều 31/8, đều phủ nhận việc tài xế Quang bị đánh trong trạm.

    Thiếu tá Thân cho biết, chiều ngày 31/8, tổ công tác gồm 6 người, trong đó 2 người đo tốc độ và 4 người tuần tra lưu động trên xe chuyên dụng.

    Khoảng 16h30 cùng ngày, 2 cán bộ đo tốc độ phát hiện xe container BKS: 50LD - 029.82 chạy với tốc độ 48/40km/giờ. Nhận được thông báo, nhóm tuần tra đã giơ gậy ra hiệu lệnh dừng xe nhưng tài xế giơ tay ra hiệu xe không chở hàng và tiếp tục lưu thông.

    Tổ tuần tra đuổi theo khoảng 2km mới yêu cầu dừng được xe. Sau khi xuống xe, tài xế đã không ký vào biên bản và có những lời lẽ không tế nhị nhưng lực lượng CSGT vẫn kiềm chế và tiến hành lập biên bản theo đúng quy định.

    Tài xế tố bị cảnh sát giao thông hành hung

    Một vết thương trên đầu gối tài xế Quang.

    Lý giải việc không lập biên bản tài xế không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, thiếu tá Thân cho rằng, lúc đó nhiều người dân ra xem, nếu lập biên bản không chấp hành hiệu lệnh thì tài xế không chịu và sẽ tạo ra căng thẳng nên chỉ lập biên bản chạy quá tốc độ.

    "Không có chuyện lực lượng CSGT chỉ nhá đèn mà không giơ gậy để ra hiệu lệnh và không có chuyện tài xế Quang bị đánh trong trạm CSGT", thiếu tá Thân khẳng định.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-xe-to-bi-canh-sat-giao-thong-hanh-hung-a49048.html
    Vì sao CSGT “biến dạng” trong mắt người dân?

    Vì sao CSGT “biến dạng” trong mắt người dân?

    (ĐSPL) - Vừa qua, gần 1.500 lượt CSGT trực tiếp tuần tra, xử phạt, tiếp xúc với người vi phạm đã tham gia lớp tập huấn “Văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của chiến sĩ cảnh sát” tại TP.HCM với mục tiêu là học cười và xin lỗi người dân khi xử phạt. Có vẻ như sau khi đã để mất hình ảnh của mình, thì đây là những nỗ lực của ngành CSGT để gây dựng lại niềm tin và hình ảnh đẹp trong mắt người dân.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vì sao CSGT “biến dạng” trong mắt người dân?

    Vì sao CSGT “biến dạng” trong mắt người dân?

    (ĐSPL) - Vừa qua, gần 1.500 lượt CSGT trực tiếp tuần tra, xử phạt, tiếp xúc với người vi phạm đã tham gia lớp tập huấn “Văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của chiến sĩ cảnh sát” tại TP.HCM với mục tiêu là học cười và xin lỗi người dân khi xử phạt. Có vẻ như sau khi đã để mất hình ảnh của mình, thì đây là những nỗ lực của ngành CSGT để gây dựng lại niềm tin và hình ảnh đẹp trong mắt người dân.