+Aa-
    Zalo

    Tái cấu trúc ngân hàng không giữ vai trò quyết định giảm nợ xấu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - “Việc tái cấu trúc ngân hàng sẽ góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng nó không đóng vai trò quyết định", TS Cao Sỹ Kiêm nhận định.

    (ĐSPL) - “Việc tái cấu trúc ngân hàng sẽ góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng nó không đóng vai trò quyết định. Vì sắp xếp ngân hàng, sắp xếp doanh nghiệp và đầu tư công gắn rất chặt với nhau”, TS Cao Sỹ Kiêm nhận định.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, việc tái cơ cấu ngân hàng là động thái tích cực, làm lành mạnh lại hệ thống ngân hàng và nền tài chính Việt Nam.

    Đánh giá về lộ trình tái cơ cấu ngân hàng trong thời gian qua, TS Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho biết: “Tái cấu trúc ngân hàng so với chủ trương chung hay chủ trương tái cấu trúc được làm tương đối sớm. Trong đó, việc tái cấu trúc ngân hàng được thực hiện đầu tiên cho đến bây giờ đã có những chuyển biến và có những kết quả bước đầu. Nhất là việc sắp xếp ngân hàng yếu kém.

    Cho đến thời điểm hiện tại, 9 ngân hàng rơi vào tình trạng yếu kém chủ yếu áp dụng một phương pháp là sáp nhập ngân hàng để tạo nên sức mạnh, sức cạnh tranh. Còn chủ trương cho các ngân hàng yếu kém phá sản hoặc nhà nước mua lại ngân hàng yếu kém thì chưa có”.

    Tái cấu trúc ngân hàng: Không giữ vai trò quyết định giảm nợ xấu

    TS Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    Theo TS Cao Sỹ Kiêm, việc tái cấu trúc ngân hàng sẽ góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng nó không đóng vai trò quyết định. Vì sắp xếp ngân hàng, sắp xếp doanh nghiệp và đầu tư công gắn rất chặt với nhau. Nếu đầu tư công làm tốt, đặc biệt là sắp xếp doanh nghiệp tốt thì nợ xấu sẽ giảm đi.

    Ngược lại, nếu những yếu tố kia không tốt thì nợ xấu sẽ tăng lên. Cho nên, muốn giải quyết được nợ xấu thì tái cấu trúc ngân hàng chỉ là một yếu tố. Còn muốn giải quyết nợ xấu không tăng hoặc giảm nợ xấu thì phải đồng thời sắp xếp nhân hàng, sắp xếp doanh nghiệp và hoạt động của đầu tư công phải tốt lên mới hỗ trợ được.

    Trước ý kiến cho rằng, cách tốt nhất để tái cấu trúc ngân hàng là phải đưa ra một lộ trình, một quy định minh bạch để cách ngân hàng đáp ứng. Còn sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước chỉ là sự lựa chọn bắt buộc. Đánh giá về nhận định này, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Công khai minh bạch là tiêu chuẩn và yêu cầu phải có trong tất cả hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong sắp xếp và đổi mới hệ thống ngân hàng.

    Đây là một yêu cầu mà theo tôi mình phải phấn đấu và làm rất triệt để, rất kiên quyết thì mới tái cấu trúc ngân hàng thành công được.

    Và tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý thì việc đưa ra các chính sách chủ trương, chỉ đạo thực hiện tái cấu trúc ngân hàng là không thể thiếu. Thậm chí, Ngân hàng Nhà nước phải hỗ trợ, đây là vấn đề tất yếu cần phải có trong việc tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại nước ta”.

    Trả lời cho câu hỏi, sự cần thiết của việc công khai thông tin “sức khỏe” của các ngân hàng để đảm bảo công bằng giữa các ngân hàng lớn với ngân hàng nhỏ? Vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người gửi tiền trong giai đoạn hiện nay. TS Cao Sỹ Kiêm khẳng định: “Tất nhiên yêu cầu công khai thông tin của tất cả các ngân hàng lớn hay nhỏ cũng phải như nhau để người dân biết được chỗ nào yên tâm, chỗ nào không yên tâm mà gửi tiền.

    Tuy nhiên, những bí mật kinh doanh, chiến thuật cạnh tranh thì ngân hàng phải giữ kể cả cho khách hàng và cho ngân hàng mình.

    Ở đây, ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn cũng như nhau. Không phải ngân hàng lớn thì công khai còn ngân hàng nhỏ thì không phải công khai và ngược lại”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tai-cau-truc-ngan-hang-khong-giu-vai-tro-quyet-dinh-giam-no-xau-a50793.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan