(ĐSPL) - Nguyễn Nộn (? -1219 hoặc 1229) là một sứ quân nổi dậy chống lại triều đình vào cuối thời nhà Lý, đầu thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Nguyễn Nộn người xã Phù Dực (huyện Tiên Du), nay là xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam.
Theo Đại Việt sử lược, Nguyễn Nộn là người có gương mặt đẹp, lại có lòng bao dung, có tính bình thản thanh thoát.
Sử sách chép không thống nhất về xuất thế của Nguyễn Nộn. Theo các sách Việt sử Tiêu án, Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, ông vốn là cư sĩ ở hương Phù Đổng. Tháng 8/1218, ông bắt được vàng và ngọc mà không đem dâng vua Lý Huệ Tông, do đó triều đình xuống chiếu bắt giam ông...
Theo Đại Việt sử lược, cuốn sử ra đời thời Trần, Nguyễn Nộn vốn là bộ tướng của tướng Trần Tự Khánh, theo Tự Khánh tham gia vào những cuộc chinh chiến với các sứ quân và chống lại cả nhà Lý từ đầu thời Lý Huệ Tông chứ không phải tới năm 1218 mới xuất hiện trên chính trường...
|
Ảnh minh hoạ |
Năm 1213, Nguyễn Nộn cầm một cánh quân họ Trần chống lại quân triều đình do đích thân Lý Huệ Tông và Thái sư Đàm Dĩ Mông chỉ huy. ông cùng các tướng họ Trần đánh bại quân nhà Lý. Em họ Trần Tự Khánh là Trần Thủ Độ cùng Trần Hiến Sâm ở tả ngạn tiến đánh thắng quân triều đình. Nguyễn Nộn từ Quốc Oai tiến đến chợ Dừa cùng Phan Lân đánh thắng các tướng ở Hồng Châu là Đoàn Cấm, Vũ Hốt. Lý Huệ Tông thất thế phải chạy lên Lạng Châu.
Sau trận đó, ông được Trần Tự Khánh giao giữ vùng Bắc Giang. Trần Tự Khánh lên Lạng Châu rước Huệ Tông không được liền lập hoàng thân khác lên ngôi, tức là vua Càn Ninh.
Năm 1214, anh em họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc Ninh), Nguyễn Nộn giết chết được Đoàn Nguyễn, nhưng cũng bị thương ở lưng. Tuy nhiên lúc đó nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn. Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây) là Đỗ Bị lại nổi lên chống cự. Nhân thời cơ đó, Nguyễn Nộn cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế lực rất lớn. Do việc cát cứ của Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị uy hiếp. Tự Khánh lấy hết vàng bạc, của cải các kho và phóng hỏa đốt kinh đô rồi đưa vua mới là Càn Ninh xuống hành cung Lý Nhân (Hà Nam).
Nguyễn Nộn đem binh đến Thăng Long đánh nhau với Tự Khánh. Huệ Tông và thái hậu đang ở Nam Sách trở về Thăng Long, phong cho Nguyễn Nộn tước hầu để mượn tay Nộn chống họ Trần. Từ đó cục diện trong nước lúc này đại thể hình thành ba thế lực: Phía Bắc là Nguyễn Nộn, phía Đông là Đoàn Thượng, phía Nam là Trần Tự Khánh...
Sau đó, một loạt lực lượng cát cứ khác nổi dậy chiếm cứ các nơi. Sau nhiều lần bôn tẩu, cuối cùng năm 1216, Lý Huệ Tông buộc phải dựa vào anh vợ là Trần Tự Khánh là lực lượng mạnh hơn cả. Tự Khánh lại phụng thờ Huệ Tông, mượn tiếng Huệ Tông để chinh phục được nhiều sứ quân khác. Huệ Tông hạ chiếu đày Nguyễn Nộn làm lính thường.
Luật nay: Muốn kết tội người khác phải có bản án của tòa Việc Nguyễn Nộn bôn ba nhiều năm, giành được nhiều thắng lợi nhưng sau đó lại bị Tự Khánh đày đi xa. Một kết cục thật đáng buồn. Nhưng liệu cách mà Huệ Tông bắt Nguyễn Nộn đi đày có đúng không? Thật ra mà nói, thời đó, quyền lực đang tập trung trong tay của Huệ Tông nên việc đó khó mà không thể không xảy ra được. Giả sử như cuộc đời của ông kéo dài đến ngày nay thì giữa công và tội sẽ được làm rõ. Nếu như ông mắc tội thì bị trừng phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Còn không thì cũng không ai có thể ra một quyết định trái luật với ông được. Chiếu theo các quy định của pháp luật thời nay, việc cơ quan chức năng muốn kết tội một người nào nó phải có chứng cứ rõ ràng đồng thời phải có một bản án của tòa. Như vậy, việc Huệ Tông bắt Nguyễn Nộn đi đày là việc làm sai trái. Theo đó, Điều 9 BLTTHS quy định: Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Và Điều 6 của BLTTHS cũng quy định về: Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này. Từ sự phân tích, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, Huệ Tông muốn bắt Nguyễn Nộn đi đày phải có một phán quyết của tòa án. |
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-phan-bi-thuong-cua-su-quan-nguyen-non-a38907.html