+Aa-
    Zalo

    Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã chết vì mối tình đơn phương?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Suốt những ngày theo học đạo, công chúa Ngọc Anh đã thầm yêu Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành và có ý định tìm mọi cách khiến nhà sư phá giới.

    (ĐSPL) - Suốt những ngày theo học đạo, công chúa Ngọc Anh đã thầm yêu Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành và có ý định tìm mọi cách khiến nhà sư phá giới.
    Theo sử sách, Công chúa Ngọc Anh có nhan sắc chim sa cá lặn, nhưng lại nguyện không lấy chồng, mãi thành tâm ăn chay và tụng kinh niệm Phật để cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn. Còn Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành (không rõ năm sinh, quê quán) lúc bấy giờ thuộc phái thiền Lâm Tế, đời thứ 35. Do tư chất thông minh và phẩm hạnh nghiêm mật, được Vua Gia Long xuống sắc, triệu ra kinh đô Huế để giữ chức Tăng cang chùa Thiên Mụ (1813-1823) và được cử làm pháp sư giảng thuyết Phật pháp trong nội cung.
    Với vẻ ngoài ưa nhìn cùng trí thông minh, tài thuyết giảng Phật pháp truyền cảm, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được đông đảo Phật tử mến mộ và trong số này có công chúa Ngọc Anh. Suốt những ngày theo học đạo, cô đã thầm yêu nhà sư và có ý định tìm mọi cách khiến nhà sư phá giới.
    Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã chết vì mối tình đơn phương?
    Chùa Thiên Mụ, nơi Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được cử giữ chức Tăng cang.
    Để tránh duyên trần với nàng công chúa nhà Nguyễn, Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công chúa, với hy vọng cô sớm tỉnh ngộ mối tình oan trái này. Tuy nhiên, dường như điều gì càng cấm thì con người ta lại càng muốn có, công chúa thêm dấn sâu vào mối tình si đơn phương và thậm chí, còn xin Vua Minh Mạng cho kết duyên với vị con nhà Phật này.
    Tuy nhiên, vào năm 1821, nhân Hoà thượng Phật Ý - Linh Nhạc viên tịch, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành viện cớ trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ, rồi ở lại luôn. Sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong viết: Khi về đến chùa Từ Ân, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành có kể rằng, lúc hoằng hóa ở kinh đô Huế, có công chúa của Vua Gia Long, là đệ tử của ngài, thọ giới Bồ Tát được ban pháp danh là Tế Minh, tự Thiên Nhựt có tình cảm luyến ái sâu đậm, muốn ràng buộc duyên tình với hòa thượng, nên hòa thượng phải tìm cách xin về Gia Định.
    Theo Bách Khoa toàn thư mở, tháng 10 năm Quý Mùi (1823), Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành nhận được tin Công chúa Ngọc Anh, theo lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định để cúng dường chùa Từ Ân và Khải Tường. Tin đến bất ngờ làm nhà sư hết sức bối rối, lo âu. Không nghĩ được phương cách nào để tránh sợi dây luyến ái, Thiền sư đến chùa Giác Lâm ở Phú Thọ để vấn kế với Thiền sư Viên Quang và nhận được lời khuyên là phải cố giữ tâm được bình thản và cứ sinh hoạt tự nhiên như mọi ngày.
    Trong thời gian công chúa ở chùa, mỗi sáng Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đều phải đến hầu chuyện và cho đến một hôm, nhà sư bỗng dưng biến mất. Không biết nhà sư đi đâu mà dọ hỏi cũng không ai nói, công chúa cứ nằm trầm tư, buồn bã không thiết cả việc ăn uống. Thấy sức khỏe công chúa ngày một sa sút, thị giả của nhà sư là sa di Mật Dĩnh sợ rằng, nếu công chúa có mệnh hệ nào sẽ có hại cho chùa, nên đành phải tiết lộ là Thiền sư đã lên chùa Đại Giác ở Cù lao Phố để nhập thất hai năm.
    Được tin này, công chúa đã thông báo với quan trấn Gia Định lên chùa Đại Giác để cúng dường. Quan Tổng trấn cử phái đoàn hộ tống cô lên chùa Đại Giác. Sau khi đến chùa dâng lễ cúng dường và nhờ đưa đến tịnh thất của Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành... Sử sách chép, vào khuya đêm đó, trong khi mọi người đang an giấc, bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành. Dù tận tình cứu hỏa, nhưng tịnh thất và xác thân Hòa thượng đã cháy tiêu. Còn Công chúa Ngọc Anh, do quá đau buồn, ngay hôm sau, đã uống độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại Giác. Đó là ngày mồng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).
    Luật nay: Phải xác định sự thật  trong  vụ án để định tội
    Có phải vì từ chối tình cảm của công chúa mà Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã tự phóng hỏa thiêu sống mình hay không? Cái chết của ông để lại nhiều đau xót cho các tăng ni phật tử trong chùa. Có một giả thuyết đặt ra, cái chết của thiền sư có liên quan đến công chúa? Nếu sự thật có liên quan đến công chúa thì công chúa phải chịu trách nhiệm về cái chết ấy. Theo quy định của pháp luật ngày nay thì sau khi nhận được thông báo về án mạng xảy ra, cơ quan chức năng phải cho người xuống hiện trường, thực hiện các thủ tục để xác minh ban đầu về án mạng. Nếu nhận thấy cái chết có nhiều điểm nghi vấn có dấu hiệu của tội phạm thì phải khởi tố vụ án để điều tra.
    Có một điều là trách nhiệm của cơ quan chức năng là phải chứng minh được sự thật của vụ án không để có những nghi ngờ, đổ tội cho một ai đó. Theo Điều 10 BLTTHS thì: Cơ quan điều tra, viện Kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thien-su-lieu-dat-thiet-thanh-da-chet-vi-moi-tinh-don-phuong-a29698.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Những cái chết bí ẩn quanh hiện trường vụ thảm án xưa

    Những cái chết bí ẩn quanh hiện trường vụ thảm án xưa

    (ĐSPL) - Hai năm đã trôi qua, ngôi nhà sau vụ thảm án kinh hoàng của gia đình nạn nhân Đặng Thành Đ. giờ đã trở thành một đống hoang tàn đổ nát. Cũng từ ngôi nhà này rất nhiều câu chuyện rùng rợn được người dân kể lại, không biết thực hư ra sao nhưng mỗi lần ai đó nghe qua cũng phải giật mình kinh hãi.

    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Án xưa: Kỳ án con rể thắng kiện, bố vợ sinh bệnh mà chết

    Vào khoảng niên hiệu Bảo Thái (từ 1/1720 đến 3/1729) đời vua Lê Dụ Tông và chúa Trịnh Cương, ở huyện Phù Khang (nay là Phù Ninh - Phú Thọ) có viên giám sinh Nguyễn Danh Cử nhờ cúc cung tận tụy lại giỏi chạy chọt, đút lót quan trên, nên được "đặc cách", bổ dụng chức tri huyện Lập Thạch, trấn Sơn Tây (nay thuộc Phú Thọ).

    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    Án xưa: Vị quan cho dân tát người tìm thủ phạm

    (ĐSPL) - Quan Nguyễn Mại, người làng Ninh Xá, huyện Chí Linh, Hải Dương, năm 37 tuổi dự thi khoa Tân Sửu (1691) niên hiệu Chính Hòa đỗ Hoàng giáp, trong thời gian làm quan nhà Lê Trung hưng, ông được khen là: “Có sức khỏe, có mưu lược, làm quan Thị lang Lễ bộ, ra trấn thủ Sơn Tây, có chính tích đặc biệt, trộm cướp phải nín hơi, xét kiện sáng suốt, danh vọng rất cao” .