+Aa-
    Zalo

    Sợ mất thị phần, DN bán lẻ Việt đổ bộ về nông thôn tìm "đất"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Năm 2015, khi Việt Nam mở cửa hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới, thì liệu DN bán lẻ trong nước có nguy cơ mất thị phần trên chính sân nhà?

    (ĐSPL) - Hiện tại, "sân chơi" của doanh nghiệp (DN) bán lẻ trên thị trường Việt Nam khá rộng. Và năm 2015, khi Việt Nam mở cửa hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới, thì liệu DN bán lẻ trong nước có nguy cơ mất thị phần trên chính sân nhà?Liên quan đến vấn đề này, Báo Đời Sống & Pháp Luật đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam.
    - Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ nước ngoài đẩy mạnh đầu tư Việt Nam. Theo bà, sự việc này tác động thế nào đến thị trường bán lẻ trong nước?
    Bà Đinh Thị Mỹ Loan: Việc tăng thêm các nhà bán lẻ nước ngoài thì tính cạnh tranh cao hơn, người dân có nhiều sự lựa chọn hàng hóa hơn cho mình.
    Các nhà bán lẻ nước ngoài có nhiều tiềm năng và nguồn lực của họ rất mạnh. Điều này khiến cho các DN bán lẻ Việt phải nỗ lực, vượt qua được chính mình để có thể đứng vững được trong cuộc cạnh tranh này. Tác động này, theo tôi là rất tích cực đối với các nhà bán lẻ trong nước.
    Ngoài ra, thời gian gần đây, nhiều DN lớn cũng có xu hướng chuyển sang lĩnh vực bán lẻ. Tôi đánh giá đây là bước đi khả quan nhưng liệu có phát triển tốt hay không, bền vững hay không, mang lại hiệu quả gì...? thì cần phải có thời gian mới kết luận được.
    Với 90 triệu dân, mức tăng trưởng 23\% ở thị trường bán lẻ, Việt Nam đang được xem là "mảnh đất" có rất nhiều tiềm năng để phát triển.

    Tồn tại trong tâm bão, DN bán lẻ phải lấy được niền tin người tiê

    Bà Đinh Thị Mỹ Loan Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam

    - Bà nghĩ sao về xu hướng phát triển thị trường bán lẻ về nông thôn?
    Bà Đinh Thị Mỹ Loan: Nông thôn là một thị trường đang còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Thậm chí tác động của các nhà bán lẻ tại thị trường nông thôn còn lớn hơn rất nhiều so với ở thành thị.
    Người tiêu dùng nông thông với đặc điểm thu nhập hạn chế theo mùa vụ, trình độ học vấn thấp và cơ hội việc làm không cao cũng đang hướng tới cách thức mua sắm và chi tiêu như người tiêu dùng ở thành phố. Khi được hỏi về tiếp cận dịch vụ ngân hàng, người dân ở nông thôn đã bắt đầu quan tâm đến dịch vụ cho vay để mua sắm, mua nhà và đầu tư thay vì chỉ chú ý đến gửi tiết kiệm như trước đây.
    Đối với người tiêu dùng nông thôn, điều cốt yếu là sản phẩm được cung cấp không chỉ đa dạng, mới lạ mà còn phải gắn liền với giá trị mà họ theo đuổi, trong đó minh bạch và trung thực là yếu tố quan trọng do hầu hết người tiêu dùng sẵn sàng mua những sản phẩm do nhà bán lẻ tư vấn.
    - Đến năm 2015, Việt Nam sẽ  mở cửa và hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới, lúc đó số phận của DN bán lẻ trong nước sẽ ra sao? yếu thế của DN bán lẻ trong nước khi phải cạnh tranh với các đại gia bán lẻ ngoại là gì?
    Bà Đinh Thị Mỹ Loan:Điểm chúng ta chưa bằng được các DN bán lẻ nước ngoài cũng hết sức tự nhiên và rõ ràng. Các doanh DN Việt không thể so sánh được với tiềm lực kinh tế, tài chính, cũng chưa có thương hiệu quốc tế được phổ biến rộng rãi như các DN bán lẻ nước ngoài lớn. Bên cạnh đó, DN bán lẻ nước ngoài, còn có kinh nghiệm về kinh doanh, mạng lưới rộng lớn với những nguồn hỗ trợ khác.
    Hiện nay, DN bán lẻ trong nước cũng đã  nỗ lực rất lớn trong việc tìm con đường đi của mình, lấy được lòng tin của  người tiêu dùng nội địa, đó cũng là bước đi vững chắc cho sự phát triển lâu dài.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/so-mat-thi-phan-dn-ban-le-viet-do-bo-ve-nong-thon-tim-dat-a29841.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bán lẻ điện máy đón

    Bán lẻ điện máy đón "cơ hội vàng" cuối năm

    Từ giữa tháng 10 trở lại đây, giám đốc kinh doanh cùng giám đốc các ngành hàng của các hệ thống bán lẻ điện máy “tối mặt tối mày” cho mùa kinh doanh cuối năm: phải nhập bao nhiêu hàng, món nào bán chạy, “đối thủ” sẽ làm trò gì, tất toán công nợ ra sao…