+Aa-
    Zalo

    Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, cô gái bẩm sinh khuyết âm đạo đi phẫu thuật tạo hình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mặc dù gặp khiếm khuyết về bộ phận sinh dục nhưng thay vì đi tạo hình âm đạo, Hoa lại âm thầm chịu đựng và kết hôn với 1 người đàn ông có tiền sử bị quai bị.

    Mặc dù gặp khiếm khuyết về bộ phận sinh dục nhưng thay vì đi tạo hình âm đạo, Hoa lại âm thầm chịu đựng và kết hôn với 1 người đàn ông có tiền sử bị quai bị.

    Nguyễn Thị Hoa (23 tuổi, Lục Ngạn, Bắc Giang) lớn lên với hình thể, tuyến vú, cơ quan sinh dục ngoài phát triển giống như bao phụ nữ khác. Tuy nhiên đến năm 17 tuổi, khi đã ở tuổi dậy thì, Hoa vẫn không thấy kinh nguyệt.

    Khi đi khám, bác sĩ tại BV Phụ sản TƯ phát hiện bệnh nhân không có âm đạo, tử cung kích thước rất nhỏ nhưng buồng trứng vẫn phát triển bình thường.

    Thay vì điều trị, cô lại âm thầm chịu đựng sự bất thường này. Cách đây vài năm, cô lập gia đình. Khiếm khuyết cơ quan sinh dục khiến cô trải qua nhiều đau khổ bởi quan hệ gần gũi với chồng rất khó khăn. Đặc biệt chồng cô có tiền sử quai bị, tinh dịch không có tinh trùng gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

    Khiếm khuyết cơ quan sinh dục khiến bản thân Hoa trải qua rất nhiều đau khổ. Mối quan hệ thân mật với chồng ngày càng bế tắc, cuộc sống hôn nhân sau đó đổ vỡ.

    Mong muốn làm lại cuộc đời, Hoa quyết tâm tới điều trị tại khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E. Theo bác sĩ, bệnh nhân mắc một dị tật bẩm sinh gọi là hội chứng bất sản ống Muller. Đây là dị tật không có âm đạo bẩm sinh, ống âm đạo chỉ dài khoảng 1,5 cm.

    Các bác sĩ quyết định phẫu thuật tạo hình âm đạo cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật kéo dài hơn ‪một giờ với sự tham gia của 3 ê kíp bác sĩ.

    Bác sĩ lấy niêm mạc từ môi bé của bộ phận sinh dục để tạo hình âm đạo. Ảnh: Vietnamnet.

    Theo bác sĩ Lương Thanh Tú, khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, để tạo khoang âm đạo có độ dài 8-10 cm và rộng khoảng 3-4 cm, các bác sĩ lấy các mảnh ghép niêm mạc của cơ quan sinh dục ngoài xử lý làm mỏng để tạo hình âm đạo mới. Các mảnh ghép niêm mạc phải xử lý đúng kỹ thuật để đảm bảo bộ phận này sống được, không bị hoại tử.

    Chia sẻ trên Vnexpress, bác sĩ Tú cho biết thêm: “Cái khó của ca phẫu thuật này là bóc tách khoang âm đạo mới phải vô cùng cẩn thận để không làm rách trực tràng, bàng quang, tổn thương các mạch máu". Sau khi tạo hình thành công, bệnh nhân được nong âm đạo trong 3-6 tháng.

    Dị tật không có âm đạo là bệnh bẩm sinh của đường sinh dục nữ nguyên nhân chưa rõ ràng. Bệnh thường phát hiện ở độ tuổi sơ sinh hoặc dậy thì. Ở tuổi sơ sinh, dưới tác động của estrogen từ mẹ truyền qua con trong giai đoạn thai kỳ, cổ tử cung trẻ gái sơ sinh tăng tiết dịch dẫn đến ứ dịch vùng âm đạo có thể gây các khối u vùng âm hộ hoặc tiểu khó, tiểu rặn, nặng thì nhiễm trùng tiểu. Ở tuổi dậy thì, bệnh nhân chỉ bị đau bụng theo chu kỳ tháng nhưng không thấy kinh.

    Bác sĩ khuyên mọi bất thường ở cơ quan sinh sản cần được khám và điều trị kịp thời. Vì thế, phụ nữ có các dấu hiệu bất thường như đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt, không quan hệ vợ chồng được... đều phải thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp.

    *Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

    Thu Hằng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sau-cuoc-hon-nhan-do-vo-co-gai-bam-sinh-khuyet-am-dao-di-phau-thuat-tao-hinh-a242008.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan