+Aa-
    Zalo

    Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm: Chất lượng cuộc sống sẽ về đâu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng bị xâm hại thì không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia.

    Nếu quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng bị xâm hại thì không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia, hiệu quả của nền kinh tế và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội...

    Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, mặc dù công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và đoàn thể nhân dân quan tâm và đạt được một số kết quả bước đầu, song thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe, an toàn và tính mạng của người tiêu dùng. Nếu tình trạng này không sớm được khắc phục, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

    Quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe, an toàn và tính mạng của người tiêu dùng. (Ảnh minh họa)

    Theo đó, ngày 22/01/2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 

    Chỉ thị khẳng định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.

    Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của những bất cập, Chỉ thị đã đưa ra 06 nhóm giải pháp rất cụ thể đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp nhằm phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong tình hình mới:

    1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng; phát huy vai trò tiên phong, giám sát của chi bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc coi tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cá nhân, tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước.

    2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trước mắt, tập trung tổng kết thực hiện Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp với yêu cầu quản lý của đất nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

    3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

    4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng.

    5. Đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    6. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN và quốc tế.

    Theo Phương Mai

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quyen-loi-nguoi-tieu-dung-bi-xam-pham-chat-luong-cuoc-song-se-ve-dau-a265776.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan