+Aa-
    Zalo

    Quảng Nam tạm nói không với hệ đào tạo cử tuyển vì chất lượng thấp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Do chất lượng đào tạo thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định tạm dừng đào tạo cán bộ miền núi theo hình thức cử tuyển.

    (ĐSL) - Do chất lượng đào tạo thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc và chưa bố trí được công việc cho nhiều người sau khi ra trường, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định tạm dừng đào tạo cán bộ miền núi theo hình thức cử tuyển.

    Cử tuyển là chế độ tuyển sinh không qua thi tuyển ĐH, CĐ, trung cấp để đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn. 

    Theo thông tin trên Lao động, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã ưu tiên xét tuyển từ 60 - 70\% học sinh tốt nghiệp PTTH ở các trường PTDT nội trú tỉnh đi học theo chế độ cử tuyển. Tính đến cuối năm 2014, đã có 408 sinh viên tốt nghiệp ra trường, 759 sinh viên đang theo học và 205 sinh viên đã bị buộc thôi học vì học yếu và tự ý bỏ học.

    Trong giai đoạn 2008 - 2014, tỉnh Quảng Nam đã chi gần 67 tỷ đồng kinh phí đào tạo theo chế độ cử tuyển. Tuy nhiên, công tác đào tạo cán bộ cho miền núi bằng hình thức cử tuyển những năm qua đã bộc lộc nhiều bất cập.

    Quảng Nam ưu tiên cho học sinh các trường nội trú đi đào tạo cử tuyển. Ảnh: Lao động

    Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Chín, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ trên Pháp luật TPHCM, do hình thức đào tạo này đã bộc lộ nhiều bất cập, gây tốn kém, lãng phí ngân sách địa phương. Ngoài ra, do trình độ của nhiều em còn hạn chế, không thể theo học một số ngành khó.

    Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo, chất lượng sinh viên cử tuyển còn thấp, tỷ lệ sinh viên bỏ học giữa chừng hoặc học yếu bị cơ sở đào tạo buộc thôi học chiếm tỷ lệ cao (14,94\%).

    Ông Nguyễn Hữu Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam cho biết:“Nhiều năm trước đây, việc cử người đi đào tạo cử tuyển là do Bộ Giáo dục và Đào tạo phân bổ cả số lượng lẫn chuyên ngành, rồi về địa phương mới triển khai thực hiện. Vì vậy sau khi sinh viên tốt nghiệp về địa phương rất khó phân công vì trái chuyên môn”.

    Trước những bất cập này, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định cơ bản tạm dừng hình thức đào tạo cử tuyển trong năm 2015, trừ trường hợp một số ngành mà huyện cảm thấy rất cần thiết phải đào tạo nhằm phục vụ sự phát triển của địa phương. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng yêu cầu các huyện rà soát số sinh viên hệ cử tuyển đã tốt nghiệp, sẽ tốt nghiệp trong thời gian đến để có kế hoạch bố trí. Riêng đối với 144 người diện cử tuyển đã tốt nghiệp thì các địa phương phải xây dựng phương án sử dụng trước tháng 2/2015.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quang-nam-tam-noi-khong-voi-he-dao-tao-cu-tuyen-vi-chat-luong-thap-a80202.html
    Đề xuất sử dụng môn Văn để xét tuyển ngành Y

    Đề xuất sử dụng môn Văn để xét tuyển ngành Y

    (ĐSPL) – “Việc thi theo khối lâu nay khiến thí sinh học lệch. Môn văn rất cần cho cán bộ ngành y, giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về đề xuất dùng môn Văn trong xét tuyển ngành Y.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đề xuất sử dụng môn Văn để xét tuyển ngành Y

    Đề xuất sử dụng môn Văn để xét tuyển ngành Y

    (ĐSPL) – “Việc thi theo khối lâu nay khiến thí sinh học lệch. Môn văn rất cần cho cán bộ ngành y, giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói về đề xuất dùng môn Văn trong xét tuyển ngành Y.

    Từ 2015, TTU tuyển sinh nhiều đối tượng

    Từ 2015, TTU tuyển sinh nhiều đối tượng

    Đề án tuyển sinh riêng của Trường Đại học Tân Tạo (TTU) đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo đồng ý cho thực hiện tại công văn số 7438/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/12/2014.