Nhiều người vẫn cho rằng ăn rau chân vịt (cải bó xôi) có tác dụng bổ huyết do trong rau chứa nhiều sắt. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.
Vì lý do sinh lý đặc thù, phụ nữ thường ở trong tình trạng "mất máu". Chỉ sau vài ngày đèn đỏ, họ lại bị suy nhược làm ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng cũng như sức khỏe.
Không cứ là phụ nữ, nam giới cũng bị thiếu máu nhiều và cần bổ huyết. Do vậy chuyên gia dinh dưỡng muốn cung cấp cho bạn một vài loại thực phẩm thực sự có tác dụng bổ huyết mà không phải là rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Sở dĩ nói vậy bởi trong mỗi 100g rau chân vịt, chỉ có chứa: 28 calo, 2,6 gram protein và 1,7 gram cellulose. Ngoài ra nó cũng chứa một số khoáng chất như: Kali, axit folic, vitamin C và 2,7 mg sắt.
Nhìn chung, rau chân vịt là một loại rau xanh đậm khá giàu chất dinh dưỡng với lượng calo thấp, phù hợp để tiêu thụ thường xuyên.
Mặc dù hàm lượng sắt của rau chân vịt tương đối cao trong các loại rau lá xanh, nhưng nguyên tố sắt có trong thành phần của nó lại chỉ được cơ thể hấp thụ với tỷ lệ rất thấp, ít hơn nhiều so với chất sắt có trong thịt đỏ và quả mận.
Ngoài ra, lượng axit oxalic nhất định có trong rau chân vịt sẽ càng làm giảm tốc độ hấp thụ các loại khoáng chất khác nhau của cơ thể. Do đó, mặc dù rau bina là một loại rau tốt cho sức khỏe, nhưng nó không phải là nguồn thực phẩm bổ sung sắt tốt cho người thiếu máu.
Chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị một số loại thực phẩm thực sự bổ máu như sau:
1. Gan lợn bổ máu
Gan lợn là một loại thực phẩm bổ máu tương đối phổ biến. 100g gan lợn có chứa 22,6 mg sắt heme, loại sắt cơ thể dễ hấp thu nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hàm lượng đạm trong gan lợn cũng rất cao, hơn 150, không phù hợp với người bị bệnh gút.
2. Thịt bò và thịt cừu bổ máu
Thịt đỏ, với hai đại diện là thịt bò và thịt cừu, cũng là một lựa chọn tốt cho người thiếu máu. Mỗi 100 gram thịt bò nạc chứa 2,8 mg sắt heme và 20,2 gram protein chất lượng cao, là thực phẩm tốt để bổ máu và protein.
3. Tiết lợn bổ máu
Tiết lợn rất phù hợp để bổ máu và vì nó có hàm lượng cholesterol rất thấp nên không sợ ăn quá nhiều sẽ bị béo phì. Song song đó, chỉ số đạm của tiết lợn chỉ là 11, gần ngang với nhiều loại rau xanh nên bệnh nhân gút cũng có thể tự tin để ăn dùng.
Hàm lượng sắt trên 100 gram máu lợn là 8,7 miligam, còn cao hơn cả thịt bò và thịt cừu. Nó phù hợp cho phụ nữ có triệu chứng thiếu máu trong thời kỳ sinh lý.
Minh Minh(Theo Sohu)