+Aa-
    Zalo

    Phát hiện nhiều cơ sở dùng chất cấm làm giò chả, nem chua tại Hà Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cơ quan chức năng vừa bắt quả tang cơ sở sản xuất giò chả bỏ chất borac (hàn the) không rõ nguồn gốc vào để chả được dẻo dai, bảo quản lâu.

    Cơ quan chức năng vừa bắt quả tang cơ sở sản xuất giò chả bỏ chất borac (hàn the) không rõ nguồn gốc vào để chả được dẻo dai, bảo quản lâu.

    Tin tức từ Báo Công an nhân dân, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công an Hà Nam và Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm số 02 của tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất giò, nem chua của bà Trần Thị Lan, 57 tuổi, ở thôn Lũng Xuyên, xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên phát hiện, bắt quả tang cơ sở đang hoạt động, sử dụng chất cấm hàn thephụ gia không rõ nguồn gốc chế biến giò bò.

    Bà Trần Thị Lan làm việc cùng cơ quan điều tra - Ảnh: báo Công an nhân dân

    Báo Vnexpress cũng thông tin, tại hiện trường, nhà chức trách đã thu tổng cộng 86kg giò thành phẩm, gần 200kg thịt đã xay để chuẩn bị chế biến giò, 2kg chất bột trắng có phản ứng dương tính với hàn the và 21 hộp hóa chất dùng làm phụ gia, không rõ nguồn gốc.


    Lực lượng Công an kiểm tra tang vật. - Ảnh: Báo Công an nhân dân

    Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng làm rõ, ngoài sử dụng chất cấm làm phụ gia, bà Lan còn chỉ đạo 5 lao động làm thuê sử dụng thịt lợn xay và tiết bò làm giả giò bò. Hàng giò chả thành phẩm được bán tại Hà Nam và các địa phương lân cận.

    Hiện cơ quan Công an đang củng cố hồ sơ, bàn giao cho các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền.

    Điều 6. Nghị định số 55/2010/QH12 Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm:

    1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

    2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

    4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-nhieu-co-so-dung-chat-cam-lam-gio-cha-nem-chua-tai-ha-nam-a180996.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan