(ĐSPL) - Bọ xít hút máu có chung một tính chất là tập trung sinh sản ở gần nơi sinh hoạt của con người. Đặc biệt, nhóm cá thể này biết gây tê trước khi hút máu nên con người rất khó phát hiện ra.
Phát hiện bọ xít hút máu gây tổn thương cho người ở Hà Nội.
Liên tiếp trong những ngày gần đây, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18 Hoàng Quốc Việt) nhận được rất nhiều phán ánh của từ người dân về việc phát hiện những cá thể bọ xít có hình thù kỳ dị được cho là loại bọ xít hút máu người.
Trao đổi với phóng viên Báo Đời sống và Pháp luật về những thông tin mới nhất liên quan đến việc bọ xít hút máu người, PGS. TS Trương Xuân Lam cho biết: “Bắt đầu từ tháng Tư , Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật tiếp nhận nhiều cuộc gọi của người dân thông báo về việc phát hiện loại bọ xít nghi là bọ xít hút máu. Qúa trình kiểm tra, tìm kiếm, và sàng lọc, Viện cũng đã tiến hành lấy mẫu và phát hiện nhiều loại bọ xít mà người dân phản ánh là bọ xít hút máu người thuộc giống Trimatoma.
Theo PGS.TS Lam, cá thể bọ xít hút máu có tên khoa học là Trimatoma hút máu của tất cả các loài động vật từ gà lợn, trâu, bò, chuột.... Trong những năm gần đây, nhóm này sinh sản rất nhanh nhanh, khi nhu cầu về thức ăn của loài này tăng nên chúng bắt đầu chuyển sang tấn công hút máu cả của người.
|
Phát hiện mới nhất: Bọ xít biết gây tê trước khi hút máu người. |
TS Lam cho hay, chính thức từ năm 2011, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật thực hiện đề án nghiên cứu về tất cả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm sinh thái học của bọ xít hút máu và phân loại cho từng cá thể. Theo khảo sát tại 20 tỉnh thành từ Bắc đến Nam có loài côn trùng này, Viện đã thu được 1350 mẫu thiếu trùng và 907 mẫu trưởng thành bọ xít hút máu thuộc giống Triatoma. Mẫu thu được nhiều nhất là ở Hà Nội.
Khu vực Hà Nội, có 21/29 quận phát hiện cá thể bọ xít hút máu. Trong đó, huyện Từ Liêm phát hiện ra ổ bọ xít tới 1.300 cá thể. Khu vực quận Long Biên phát hiện ra nhiều ổ, khoảng 700-800 con. Ở quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên đều phát hiện ra các ổ bọ xít với số lượng khoảng 50 - 200 con. Theo nghiên cứu của PGS.TS Lam, nhóm cá thể bọ xít hút máu phát triển và sinh sản rất mạnh vào mùa hè, đặc biệt vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8. Ở những thành phố lớn, số lần bắt gặp bọ xít hút máu cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn.
“Bọ xít hút máu có kích thước trung bình từ 1,9 -2,4 cm. Đây là loài côn trùng đẻ trứng, sau đó phát triển thành cá thể con, khi trưởng thành chúng có thể bay. Mỗi cá thể bọ xít hút máu mỗi năm có thể sản sinh ra 200 – 300 trứng. Cá thể mới ngay sau khi ra đời đã có khả năng hút máu. Đặc biệt nhóm cá thể này có tuổi thọ tương đối dài, có thể sống được từ 2- 3 năm”. Ông Lam nói.
Qua nghiên cứu về tập tính bọ xít hút máu, phát hiện một tính chất chung là tập trung sinh sản ở gần nơi sinh hoạt của con người. Ban ngày, nhóm bọ xít hút máu thường trốn vào các khe tối như khe tủ, khe giường. Từ 0h – 3h sáng, cá thể này bắt đầu bò ra kiếm ăn bằng việc hút máu.
|
PGS.TS Lam cho biết, Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào khẳng định bọ xít hút máu gây hại đến con người.
|
Theo phát hiện mới nhất của PGS.TS Lam, trước khi hút máu người, nhóm cá thể này biết gây tê nên con người khó có thể phát hiện ra. “Dựa vào tập tính về thời gian di chuyển, kiếm ăn có thể thấy, loài bọ xít hút máu đang có xu thế sống gần con người”, ông Lam nhận định.
Ông Lam chia sẻ, khi bị loại bọ xít này đốt, người dân không nên gãi để tránh hiện tượng sưng, tấy. Nếu phát hiện vết đốt có dấu hiệu đỏ phù nề, nổi mụn to, người dân cũng không nên lo lắng quá, vì những vết này sẽ tự khỏi sau vài ngày. Ở Việt Nam cho đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu nào khẳng định nhóm côn trùng này hút máu gây hại đến con người.
TS Lam nhấn mạnh, hiện đang là mùa sinh sản cao điểm của bọ xít hút máu, Viện đang mở chiến dịch đi tìm tổ của nhóm côn trùng này để diệt tận gốc. Người dân khi phát hiện ổ bọ xít, không nên tự giết từng cá thể mà phải báo ngay cho trung tâm y tế dự phòng để ngăn chặn tận gốc sự phát tán.
|
Bọ xít hút máu người thường kiếm ăn từ 0-3h sáng
|
PGS.TS Lan cũng chia sẻ một vấn đề rất khó khăn và nan giải là bọ xít thường sinh sản, làm tổ ở gần nơi sinh hoạt của con người. Việc phun thuốc hoát chất để diệt tận gốc trứng và ấu trùng nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ của người dân.
“Nếu là muỗi, khi xịt thuốc chúng sẽ chết hoặc bay đi chỗ khác nhưng bọ xít hút máu thường sống ở những nơi ẩm thấp, trốn sâu trong chỗ tối nhất trong nhà nên việc phun hoá chất, bất cứ là hoá chất gì sẽ gây nhiễm độc toàn bộ căn nhà, ảnh hưởng ít nhiều đến người sống trong nhà”.
Ông Lam cảnh báo, để giảm thiểu việc bị bọ xít trú ngụ, cách phòng tránh tốt nhất là mỗi nhà dân phải tự vệ sinh sạch sẽ nhà cửa để tránh bọ xít làm tổ. Đặc biệt trước khi đi ngủ phải mắc màn để bọ xít không chui vào đốt người.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-moi-bo-xit-hut-mau-biet-gay-te-truoc-khi-hut-mau-nguoi-a35622.html