Với biệt danh "người tuyết Nam Mỹ", loài vật này nặng khoảng một tấn, có bộ vuốt lớn và mõm dài, thích nghi với khí hậu cực hạn.
Một nhóm nhà cổ sinh vật học ở Argentina và Ecuador tìm thấy hóa thạch của loài lười đất khổng lồ có tên khoa học Oreomylodon wegneri ở vùng núi Ecuador cách mực nước biển 2.500 m.
Với biệt danh "người tuyết Nam Mỹ", loài vật này nặng khoảng một tấn, có bộ vuốt lớn và mõm dài, thích nghi với khí hậu cực hạn.
Lười đất khổng lồ sống theo đàn ở vùng núi Ecuador thời cổ đại. Ảnh: Sun |
"O. wegneri có những đặc điểm chưa được biết tới trước đây, đặc biệt là phần mõm to, giúp nó sinh tồn ở nhiệt độ thấp và khí hậu vùng núi", Luciano Brambilla, chuyên gia ở Trung tâm nghiên cứu liên ngành của Đại học Rosario và Conicet, cho biết.
Theo nhóm nghiên cứu, móng vuốt của O. wegneri mọc ở cả chân trước và chân sau, dài tới hai mét. Chúng sử dụng khứu giác nhạy bén trong tương tác giữa con đực và con cái cũng như đánh dấu lãnh thổ.
Trước đó, hồi tháng 7/2014, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Oxford (Anh) cũng đã công bố quá trình phân tích ADN của sinh vật được cho là người tuyết khổng lồ, cho thấy sinh vật này chỉ là họ hàng của một loài gấu bí ẩn chưa được khám phá.
Nhóm đã đối chiếu ADN của Yeti với ADN lấy từ xương hàm của một loài gấu Bắc cực thời đồ đá cũ và đã có được kết quả gần khớp nhất: ADN của hai trong 36 mẫu thí nghiệm trùng khớp hoàn toàn với ADN được phục hồi từ một hóa thạch của loài Ursus maritimus (gấu Bắc cực) thời đồ đá cũ cách đây hơn 40.000 năm.
Vũ Đậu (T/h)