Các nhà khoa học đã tìm thấy hoá thạch một loài động vật tiền sử cách ngày nay 37 triệu năm, bên trong dạ dày của nó là xác những con cá voi biển.
Hoá thạch của quái vật thằn lằn chúa Basilosaurus isis. Ảnh: Getty |
Phân tích hóa thạch cho thấy loài động vật cổ đại tên là Basilosaurus isis (B. isis) được mệnh danh là thằn lằn chúa, có khả năng săn mồi đáng kinh ngạc. Chúng thường vươn lên và ngoạm trúng đầu con mồi.
B. isis là một trong hai loài Basilosaurus từng được tìm thấy trên khắp Bắc Phi, bao gồm cả ở Ai Cập, Thung lũng Cá voi hóa thạch nổi tiếng (Wadi Al Hitan) - nơi đã khai quật được hơn 100 cá thể. Loài vật đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu rất nhiều thông tin, từ ước tính lực cắn đến phân tích cấu trúc cơ thể... Tuy nhiên, có một điều mà các nhà cổ sinh vật học đã bối rối là hành vi kiếm ăn của loài vật này. Với kích thước cực lớn (18 mét) và “nụ cười răng khểnh”, nó có thể là kẻ săn mồi vô cùng nguy hiểm.
Nghiên cứu mới tập trung vào một hoá thạch của B. isis được tìm thấy vào năm 2010 ở Wadi Al Hitan. Bên trong dạ dày loài vật này bao gồm nhiều mẫu vật của Dorudon atrox - một loài cá voi nhỏ và cũng có ít nhất một con cá voi lớn là Pycnodus mokattamensis. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy một chiếc răng cá mập, nhưng không rõ con vật đã bị Basilosaurus ăn hay mất răng trong khi nhặt xác B. isis.
Nghiên cứu viết: “Sư tử, hổ, gấu lớn thường được coi là kẻ săn mồi đầu bảng trên đất liền. Dưới biển, danh hiệu này thuộc về cá voi sát thủ và cá mập trắng lớn. Đặc điểm chung của chúng là kích thước lớn và chủ yếu săn những con mồi nhỏ hơn. Tuy nhiên, loài Basilosaurus isis dài đến 18m cùng với họ hàng của chúng là Basilosaurus cetoides có kích thước lớn hơn là những động vật săn mồi lớn nhất vào cuối thế Eocene".
PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Discover Magazine)