+Aa-
    Zalo

    Tìm thấy hóa thạch của quái vật đại dương từng tồn tại khoảng 70 triệu năm trước

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hóa thạch về một sinh vật kỳ dị có chiếc mõm dài đầy răng nhọn, sống cách đây 70 triệu năm, vừa được tìm thấy tại Canada.

    Hóa thạch về một sinh vật kỳ dị có chiếc mõm dài đầy răng nhọn, sống cách đây 70 triệu năm, vừa được tìm thấy tại Canada.

    Tylosaurus sở hữu thân hình khổng lồ và cặp hàm đáng sợ. Ảnh: Daily Mail

    Theo Daily Mail, một nhóm thợ mỏ ở tỉnh Alberta, Canada vừa đào được hóa thạch của một con khủng long thuộc loài Tylosaurus, chi Mosasauridae (Thương long), hay gọi đơn giản là “mosasaur", một dòng họ thằn lằn biển to lớn đã tuyệt chủng.

    Ước tính sinh vật này đã sống vào khoảng 70 triệu năm về trước.

    Vào thời điểm phát hiện hóa thạch, nhóm thợ mỏ đang khai thác đá hoa cúc. Nghĩ rằng điều này khá đặc biệt, nhóm thợ mỏ gọi cho Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Úc để kiểm tra các mẫu vật hóa thạch. Sau đó, các nhà cổ sinh vật học đã đưa phần xương hóa thạch về bảo tàng để nghiên cứu.

    Theo các nhà khoa học, Mosasaur là loài săn mồi cừ khôi. Phát hiện trong hoá thạch dạ dày của loài này cho thấy chúng cho thấy có cá, rùa và thậm chí là cả đồng loại nhỏ hơn.

    Vũ khí lợi hại của chúng chính là hàm răng sắc nhọn và hơi cong giúp chúng có thể tóm được con mồi, giữ và ăn thịt nó một cách nhanh chóng.

    Điểm thiếu duy nhất của hoá thạch loài này là phần đuôi khiến các nhà khoa học chưa thể hiểu rõ cơ chế di chuyển của chúng.

    Hóa thạch được tìm thấy tại Canada. Ảnh: Daily Mail

    Được mệnh danh là "khủng long bạo chúa đại dương", một con Tylosaurus có thể dài 14 mét, dài hơn chiếc xe buýt 80 chỗ (11,5 mét) và sở hữu cặp hàm khủng với 74 chiếc răng sắc nhọn.

    Vào thời tiền sử, Tylosaurus được liệt vào top đầu những quái thú săn mồi thời bấy giờ. Món mồi ưa thích của chúng là cá mập.

    Dan Spivak, một nhà nghiên cứu tại viện bảo tàng, cho biết: "Tylosaurus trông giống như một con rồng Komodo biết bơi vậy, chỉ khác biệt một chút ở phần mũi mà thôi. Hộp sọ của nó dài khoảng một mét gắn với cặp hàm đầy răng sắc nhọn".

    Spivak còn cho biết thêm ngày nay chưa có loài thú săn mồi nào có khả năng đỉnh cao như loài Tylosauru.

    Nơi tìm thấy hoá thạch loài quái vật biển này là Alberta, Canada. Địa điểm này từng nằm dưới nước, kéo dài trên đường bờ biển từ Vịnh Mexico tới Bắc cực.

    Ngoài ra, khu vực tìm thấy hoá thạch kể trên là một địa điểm thường xuyên phát hiện ra các loài động vật cổ đại mới mỗi năm. Nơi đây lưu giữ khá nhiều hoá thạch các loài sinh vật biển cổ đại.

    Bộ xương được phục dựng của Tylosauru. Ảnh: Daily Mail

    Loài quái vật biển khổng lồ Tylosauru thậm chí còn từng được đưa vào bộ phim nổi tiếng của Hollywood là thế giới khủng long (Jurassic World). Tuy nhiên, ông Spivak cho biết kích thước của chúng trong phim ảnh bị phóng đại quá mức.

    "Con Tylosauru xuất hiện trong phim thực sự quá lớn. Những bộ phim thường có xu hướng phóng đại kích thước thực tế của loài quái vật thời tiền sử. Thực tế, chúng không phát triển lớn đến vậy", Spivak phân tích.

    Mộc Miên (Theo CBC)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tim-thay-hoa-thach-cua-quai-vat-dai-duong-tung-ton-tai-khoang-70-trieu-nam-truoc-a283260.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan