+Aa-
Zalo

Pepsi bất ngờ chi 705 triệu USD thâu tóm doanh nghiệp bán snack online ở Trung Quốc

  • DSPL

(ĐS&PL) - Thương vụ này nhằm hiện thực hoá tham vọng của Pepsi là trở thành công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu của Trung Quốc.

Thương vụ này nhằm hiện thực hoá tham vọng của Pepsi là trở thành công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu của Trung Quốc.

Công ty nước giải khát Pepsi vừa đồng ý mua lại thương hiệu đồ ăn nhanh Be & Cheery từ Công ty Haoxiangni (Trung Quốc) với giá 705 triệu USD.

Be & Cheery là công ty chuyên bán đồ ăn nhẹ trên các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc, từ các loại hạt đến trái cây sấy khô. Haoxiangni là công ty mẹ sở hữu thương hiệu Be & Cheery, có trụ sở tại thành phố phía đông của Hàng Châu.

Công ty này quyết định bán thương hiệu vì muốn tập trung vào việc kinh doanh táo tàu.

"Be & Cheery giúp chúng tôi tận dụng sự tăng trưởng liên tục trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ. Thương vụ này cũng giúp danh mục sản phẩm của chúng tôi được mở rộng, trên cả kênh trực tuyến và cửa hàng truyền thống", Ram Krishnan, Giám đốc điều hành của Pepsi Trung Quốc, cho biết.

Một sản phẩm của Be & Cheery. Ảnh: CNN

Giá trị của thị trường đồ ăn nhẹ của Trung Quốc đã tăng hơn 400% trong giai đoạn 2006-2016, theo ước tính năm 2019 từ Bộ Thương mại nước này. Các chuyên gia từ Bắc Kinh cho biết họ hy vọng thị trường sẽ trị giá gần 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 427 tỷ USD) trong năm nay.

Khoản đầu tư mới nhất của Pepsi vào Trung Quốc diễn ra khi các doanh nghiệp gặp khó trong việc trở lại làm việc sau khi dịch Covid-19 khiến nhiều người không thể ra khỏi nhà và kéo theo đó là tình hình kinh doanh ế ẩm. Các nhà chức trách Trung Quốc đã kêu gọi người dân mua sắm trực tuyến nhiều hơn như một cách để hạn chế sự lây lan của virus.

Be & Cheery ghi nhận 171 triệu nhân dân tệ (24,3 triệu đô la) lợi nhuận ròng trong năm ngoái, tăng 32% so với năm 2018.

Trước đó, Haoxiangi đã mua Be & Cheery vào tháng 8/2016 với mức giá 960 triệu NDT (tương đương 136,5 triệu USD). Như vậy, mức giá mà Pepsi mua lại cao gấp 5 lần số đó.

Pepsi đã hoạt động ở Trung Quốc từ nhiều thập kỷ và thực hiện rất nhiều thỏa thuận tại đây. Năm ngoái, Pepsi đã mua một lượng cổ phần tại một trong những nhà sản xuất thực phẩm tự nhiên lớn nhất cả nước.

Đầu tháng này công ty nói rằng họ đã ghi nhận "tốc độ tăng trưởng mạnh 2 chữ số" tại Trung Quốc vào năm 2019 mặc dù họ không công bố doanh thu chi tiết.

Vũ Đậu(T/h)

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pepsi-bat-ngo-chi-705-trieu-usd-thau-tom-doanh-nghiep-ban-snack-online-o-trung-quoc-a312937.html

"Cuộc chiến" giành thị trường của PepsiCo Foods

Bán mảng đồ uống cho Suntory (Nhật) và mở một công ty chuyên kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam, Tập đoàn PepsiCo đang toan tính một bước đi mới với nhãn hàng Snack Poca làm nòng cốt trong cuộc chiến giành thị trường.

Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan

"Cuộc chiến" giành thị trường của PepsiCo Foods

Bán mảng đồ uống cho Suntory (Nhật) và mở một công ty chuyên kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam, Tập đoàn PepsiCo đang toan tính một bước đi mới với nhãn hàng Snack Poca làm nòng cốt trong cuộc chiến giành thị trường.

Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày
Lá khế có tác dụng gì?

Lá khế có tác dụng gì?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 31/03/2025

Không chỉ quả khế, các bộ phận khác của cây khế như lá, thân, rễ và hoa cũng có thể được sử dụng để chữa bệnh.

Những điều thú vị để khám phá kinh thành Huế

Những điều thú vị để khám phá kinh thành Huế

Ăn - Chơi13:40 31/03/2025

Kinh thành Huế, biểu tượng của một thời vàng son đã qua, không chỉ là một quần thể di tích lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, nghệ thuật độc đáo.