+Aa-
    Zalo

    Nợ công tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Từ năm 2011 đến nay, mỗi năm nợ công tăng bình quân 20\%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 5,8\%.

    (ĐSPL) - Từ năm 2011 đến nay, mỗi năm nợ công tăng bình quân 20\%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 5,8\%.

    Nợ công của Việt Nam sẽ lên đến 2,9 triệu tỷ vào năm 2015

    Nợ công của Việt Nam đang tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ (Ảnh minh họa).

    Theo số liệu do đại biểu Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cung cấp, trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, mỗi năm nợ công tăng bình quân 20\%, tương đương khoảng 350.000 tỷ đồng. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại không tương xứng, chỉ đạt khoảng 5,8\%. 

    Cũng theo ông Ngân, trong 1,6 triệu tỷ đồng doanh nghiệp Nhà nước vay nợ, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay trong nước là 35.000 tỷ đồng, bảo lãnh cho vay nước ngoài là 173.000 tỷ đồng.

    Theo ông Ngân: “Số này đã tính trong nợ công năm 2013. Vì thế, nợ công đang ở mức rất cao dù nằm dưới mức pháp định là 65\% GDP nhưng không phải mức an toàn”.

    Nếu như năm 2010, nợ công chỉ 1,115 triệu tỷ đồng, chiếm 51,7\% GDP thì đến năm 2013 đã hơn 1,9 triệu tỷ, năm 2014 gần 2,4 triệu tỷ, dự kiến 2015 gần 2,9 triệu tỷ, chiếm trên 64\% GDP. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2\% (theo quy định của chiến lược nợ công là không quá 25\%, nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại là khoảng 26,2\%). Tổng cầu tăng chậm, tăng trưởng tín dụng chậm trong những tháng đầu năm…

    Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, nợ công đang bị áp lực trả nợ, chủ yếu là nợ trong nước. Tổng dư nợ đến nay đã lên gần 65\% GDP. Cụ thể, năm 2010, trong cơ cấu nợ công thì nợ nước ngoài gần 60\%, nợ trong nước khoảng 40\%; đến năm 2013, nợ nước ngoài khoảng 50\%, nợ trong nước 49\% và cộng thêm nợ bảo lãnh, chủ yếu vay trong nước.

    Trước tình trạng nợ công đang tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ (năm 2010, nợ công chỉ 1,115 triệu tỷ đồng, chiếm 51,7\% GDP, một con số có thể yên tâm. Nhưng đến năm 2013 đã hơn 1,9 triệu tỷ, năm 2014 gần 2,4 triệu tỷ, dự kiến 2015 gần 2,9 triệu tỷ, chiếm trên 64\% GDP), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2015 là tập trung trả nợ.

    Nói về các giải pháp, Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Ninh cho biết: “Chính phủ đang chỉ đạo các bộ cơ cấu lại nợ, chủ yếu nợ trong nước, còn nợ nước ngoài tương đối an toàn. Chúng tôi đang bàn với nhau giải pháp phải cơ cấu lại kỳ hạn vay nợ, làm sao để vay dài ra, vay 10 năm chẳng hạn, theo chu kỳ cuốn chiếu thì mình trả dần, trả dần những năm sau, vay càng dài thì càng lợi”.

    Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Ninh cũng cho hay “nếu tới đây cơ cấu lại nợ công thì nợ công sẽ lành mạnh hơn”.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/no-cong-tang-nhanh-ca-ve-quy-mo-va-toc-do-a62783.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nợ công tăng: Không xấu nhưng rủi ro cao

    Nợ công tăng: Không xấu nhưng rủi ro cao

    (ĐSPL) - Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia có uy tín, nợ công của Việt Nam dù chưa rõ ràng nhưng đang tăng lên và ít nhiều ảnh hưởng tới “sức khỏe” của nền kinh tế.